Vụ đồ vật tự cháy: Loại bỏ nguyên nhân do photphin

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 10, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 391)

    Chiều 9/4, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An chính thức có báo cáo kết quả kiểm tra vụ cháy tại gia đình ông Nguyễn Hoài Thanh, xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ.

    [​IMG]
    Đoàn kiểm tra tại nhà ông Nguyễn Hoài Thanh.

    Đây là vụ việc gây xôn xao dư luận tại Nghệ An trong nhiều ngày qua, với nhiều đồn đoán khác nhau, trong đó có cả những dư luận mang tính mê tín dị đoan, không có cơ sở khoa học.

    Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cho biết, dựa vào quá trình khảo sát và kết quả phân tích mẫu, Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An kết luận, tại thời điểm lấy mẫu, môi trường không khí trong nhà và môi trường đất quanh nhà ông Nguyễn Hoài Thanh không bị nhiễm photphin, không có khả năng gây cháy do photphin, các dấu vết cháy có hiện tượng cháy bề mặt, không do hiện tượng tích tụ nhiệt bên trong vật liệu.

    Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ chỉ đạo Phòng Công thương và Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc tiếp tục theo dõi, khi có sự việc tương tự phải báo cáo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ biết để phối hợp xử lý kịp thời, chính xác.

    Liên quan đến vụ cháy các đồ vật ở gia đình ông Nguyễn Hoài Thanh, xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, ngày 3/4, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An thành lập đoàn công tác, với sự tham gia của lãnh đạo Sở, Trường Đại học Vinh, Ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Phúc trực tiếp đến hiện trường nơi xảy ra cháy để xác minh, kiểm tra và lấy mẫu.

    Qua kiểm tra thực tế và trao đổi với người dân địa phương thì vụ cháy các đồ vật trong gia đình ông Nguyễn Hoài Thanh là có thật. Vụ cháy bắt đầu từ 14 giờ 30 phút ngày 30/3/2013, cứ 10 phút đến 15 phút lại cháy một lần trên các vật dụng chủ yếu, như chăn, màn, riđô, khăn. Đến ngày 31/3 lại tiếp tục cháy năm lần và không xuất hiện cháy trong những ngày tiếp theo.

    Báo cáo số 262/CV-KHCN ngày 9/4/2013 của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An về kết quả kiểm tra vụ cháy khẳng định nhiều vật dụng trong nhà bị cháy ở bề mặt chủ yếu được làm bằng sợi tổng hợp, khi cháy có lan sang các vật dụng khác bằng nhựa, sợi bông. Tuy nhiên, môi trường xung quanh lại không có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Cụ thể, tường nhà, nền nhà không có dấu hiệu rạn nứt, cây trồng quanh nhà không bị héo, chết.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Vụ đồ vật tự cháy: Loại bỏ nguyên nhân do photphin

Share This Page