Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra nguồn gốc của những giọt nước đầu tiên trên Trái đất, thứ giúp hành tinh của chúng ta trở thành nơi có sự sống. Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Research: Planets vừa công bố về nơi cung cấp các "khối xây dựng nước" đầu tiên cho Trái đất non trẻ. Đó là Mặt trời và các tiểu hành tinh, thiên thạch đến từ các nơi xa xôi trong không gian. Trái đất non trẻ nhận được nước từ rất nhiều thiên thể, trong đó đóng góp lớn nhất là tinh vân mặt trời. Trong đó, mặt trời đóng góp nhiệt tình nhất. Gần 1 trong số 100 phân tử nước trên bề mặt Trái đất có nguồn gốc từ tinh vân mặt trời – một đám mây thể khí vĩ đại sinh ra mặt trời và tồn tại xung quanh nó như một đám bụi khổng lồ suốt thuở sơ khai của Hệ Mặt trời. Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu do trợ lý giáo sư Jun Wu (Trường Khoa học phân tử và Trường Thăm dò Trái đất – vũ trụ, Đại học Bang Arizona, Mỹ), nước mà mặt trời sơ khai "ban" cho Trái đất vẫn tồn tại với một lượng cực lớn trong 7 đại dương dưới lòng đất: 2 đại dương trong lớp phủ và 5 cái khác ở tận phần lõi. Nước do các nguyên tử hydro và oxy tạo thành và chính tinh vân mặt trời đã cung cấp những phân tử hydro đầu tiên đó. Các nhà khoa học đã xác nhận dấu tích hóa học này qua việc xem xét các tỉ lệ đồng vị hydro tồn tại trên Trái đất. Ngoài ra, vô số tiểu hành tinh và thiên thạch cũng tham gia quá trình cung cấp các "khối xây dựng nước" đầu tiên này nhờ vào việc... va chạm với Trái đất. Nhờ đó, Trái đất bắt đầu có nước – tiền đề tối quan trọng cho việc nảy sinh sự sống, bên cạnh quỹ đạo ổn định trong vùng sinh sống của Hệ Mặt trời và một bầu khí quyển phù hợp. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV