Phát hiện thêm hai "mặt trăng" của Trái đất

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 13, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 105)

    Được biết tới lần đầu vào những năm 1960, tuy nhiên chỉ mới đây những đám mây bụi lớn có quỹ đạo quay quanh Trái đất mới chinh thức được coi là "mặt trăng".

    Theo tạp chí National Geographic, Trái đất của chúng ta có thể không chỉ có riêng một "chị Hằng". Sau hơn nửa thế kỷ phỏng đoán và tranh cãi, các nhà thiên văn học và vật lý học Hungary đã khẳng định sự tồn tại của hai "mặt trăng" khác của Trái đất được tạo nên hoàn toàn từ bụi.

    [​IMG]
    Hình minh họa về vị trí của một trong hai đám mây bụi Kordylewski trong thế tương quan với Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời - (Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC).

    Quan điểm khẳng định này được trình bày trong báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Nhóm nghiên cứu đã cố chụp lại những hình ảnh của các đám mây bụi bí ẩn chỉ cách Trái đất khoảng 250.000 dặm, khoảng cách tương đương của Mặt trăng với Trái đất.

    Trước đây các nhà nghiên cứu đã từng nhắc tới sự hiện diện của nhiều "bạn đồng hành" tự nhiên của Trái đất trong vũ trụ. Tuy nhiên phải tới năm 1961 giới khoa học mới nhìn thấy các đám mây bụi với đóng góp của nhà thiên văn học Ba Lan Kazimierz Kordylewski. Để ghi công, những đám mây bụi được đặt tên là Kordylewski.

    Nhà thiên văn học người Hungary, Judit Slíz-Balogh, cũng là đồng tác giả công trình nghiên cứu xác thực sự tồn tại của hai "mặt trăng" bị ẩn đi của Trái đất, nêu nhận định: "Các đám mây Kordylewski là những vật thể khó tìm nhất, và mặc dù chúng gần Trái đất như Mặt trăng, song hầu như đã bị các nhà nghiên cứu thiên văn bỏ qua".

    "Thật thú vị khi khẳng định hành tinh của chúng ta có những đám mây bụi tựa như vệ tinh quay trong quỹ đạo cùng với người hàng xóm mặt trăng của chúng ta", nhà thiên văn học tiếp.

    Theo những phát hiện mới nhất, các đám mây bụi có kích thước rộng hơn gần 9 lần so với Trái đất của chúng ta.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Phát hiện thêm hai "mặt trăng" của Trái đất

Share This Page