Tầng ozone bắt đầu mỏng dần kể từ cuối những năm 70 của thế kỉ trước, với nguyên nhân chính là do các hoạt động sản xuất của con người phát thải các son khí và các môi chất làm lạnh vào khí quyển. Nỗ lực toàn cầu để bảo vệ tầng ozone cuối cùng cũng đã bắt đầu có kết quả tích cực. Báo cáo mới đây của Liên hợp quốc đã khẳng định điều này. Bức ảnh bên trái cho thấy những vùng ít ozone ở khu vực Nam Cực vào tháng 9/2000 và ảnh bên phải là tháng 9/2018. Màu tím và xanh dương biểu thị ít ozone nhất, màu vàng và đỏ là nhiều ozone. (ảnh của NASA) Theo đánh giá khoa học vừa được trình bày tại hội nghị của Liên hợp quốc ngày 5/11/2018, tầng ozone trên cao ở nửa bán cầu Bắc cần được phủ kín hoàn toàn vào giai đoạn 2030 sắp tới và lỗ thủng ozone ở Nam Cực phải hoàn toàn biến mất vào giai đoạn 2060. Còn bán cầu Nam có chậm hơn một chút nhưng cũng phải được tầng ozone bảo vệ hoàn toàn vào giữa thế kỉ này. Tầng ozone ở vào khoảng cách 10km từ mặt đất và dày gần 40km. Theo các nhà khoa học thì đây thực sự là một tin rất tốt. Nếu các chất phá hủy tầng ozone cứ tiếp tục bị phát thải vào khí quyển thì hậu quả sẽ khôn lường. Rất may là chúng ta đã bắt đầu giảm được tình trạng này. Tầng ozone bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím. Tia cực tím gây ra ung thư da, phá hoại mùa màng và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Việc sử dụng các hóa chất nhân tạo chlorofluorocarbons (CFCs) sẽ làm giải phóng chlorine và bromine, hai chất này sẽ phá hủy ozone. Năm 1987, các nước trên thế giới đã phê chuẩn Nghị định thư Montreal để loại trừ CFCs. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tầng ozone rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong thời kì những năm 90 của thế kỉ trước. Khi đó, khoảng 10% diện tích tầng ozone trên cao bị phá hủy. Từ năm 2000 đến nay, mỗi thập kỉ tầng ozone được phục hồi từ 1-3 %. Năm 2018 này, lỗ thủng ozone ở Nam Cực đạt mức đỉnh điểm vào là gần 24,8 triệu km2, tức là nhỏ hơn khoảng 16% so với mức kỉ lục của lỗ thủng này vào năm 2006 là 29,6 triệu km2. Tầng ozone ở vào khoảng cách 10km từ mặt đất và dày gần 40km. Nếu như những năm qua chúng ta không nỗ lực cải thiện tình hình thì rất có khả năng toàn thế giới sẽ phải hủy 2/3 tầng ozone vào khoảng thời gian 2065. Tuy nhiên, các kết quả chúng ta đạt được mới chỉ là thành công ban đầu. Ở khu vực Đông Á, tình trạng phát thải một số chất CFC bị cấm vẫn đang tiếp tục tăng. CFCs được sử dụng trong lĩnh vực làm lạnh. Hiện nay thế giới đang chuyển sang sử dụng các chất làm lạnh khác thay cho CFCs. Nghị định thư Montreal cũng đã được sửa đổi một số điều và sẽ có hiệu lực vào năm 2019 để cắt giảm một số loại khí độc hại này. Ông Paul Newman, một nhà khoa học của NASA và là đồng chủ tịch của bản báo cáo của Liên hợp quốc nói rằng cho dù bây giờ chúng ta có nỗ lực đến đâu đi nữa thì cũng không thể đạt được thành công hoàn toàn trước năm 2060. Và sau đó, con cháu chúng ta vẫn phải tiếp tục bảo vệ môi trường này. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV