Những bức ảnh sau đây sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về sự tồn tại của mình, liệu loại người có phải là sinh vật duy nhất trong vũ trụ? Chỉ cần dừng lại, so sánh một tý bạn sẽ nhận ra loài người chúng ta nhỏ bé như nào so với trái đất, mỗi người chúng ta chỉ là một đốm nhỏ tý xíu trong hành tinh xanh khổng lồ này. Nhưng thậm trí Trái Đất cũng không hề quá rộng lớn như chúng ta tưởng và những bức ảnh sau sẽ chứng minh điều đó. Và liệu con người có thực sự cô đơn trong vũ trụ ? Đây là trái đất, ngôi nhà của chúng ta. Nó là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời. Đây là khoảng cách để đi từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Và có thể đặt vừa khít tất cả hành tinh trong hệ mặt trời vào giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Có một đốm xanh nhỏ, được coi như là Bắc Mỹ của Sao Mộc. Có thể nhét vừa 6 trái đất vào trong vành đai của Sao Mộc. Vành đai sẽ như thế này khi nhìn từ trái đất, nếu chúng ta cũng có một cái. Sao chổi so sánh với thành phố Los Angeles. Các hành tinh trong hệ mặt trời so sánh với mặt trời. Trái đất sẽ trông như thế này khi nhìn từ mặt trăng. Trái đất so sánh với mặt trời. Mặt trời sẽ trông như thế này, khi nhìn từ sao hỏa. Có rất nhiều ngôi sao trong vũ trụ, nhiều hơn cả tất cả số hạt cát trên tất cả bãi biển trên trái đất. Và có rất nhiều ngôi sao như thế này, to hơn Mặt trời nhiều lần. Nhưng không ngôi sao nào có thể so sánh được kích cỡ với Thiên Hà. Nếu coi Mặt Trời là một tế bào máu, thì Thiên Hà Milky Way sẽ to bằng cả nước Mỹ. Đây là vị trí của Trái Đất trong Thiên Hà Milky Way. Tất cả các ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy hàng đêm, chỉ nằm gọn lỏn trong vòng tròn vàng ở đây. Thậm trí, thiên hà Milky Way của chúng ta cũng rất nhỏ bé so với một vài thiên hà khác. Đây là hình ảnh so sánh thiên hà của chúng ta với thiên hà IC 1011. Cách trái đất 350 triệu năm ánh sáng. Bạn có thể tưởng tượng được, trong 1 bức ảnh như thế này, được chụp bởi kính thiên văn Hubble, đã có hàng tá các thiên hà, và mỗi thiên hà đó chứa hàng triệu ngôi sao, và môi ngôi sao đó lại có một loạt các hành tình bay xung quanh, như hệ mặt trời của chúng ta. Một trong các thiên hà đó, thiên hà UDF 423 cách trái đất chúng ta tới 10 tỷ năm ánh sáng. Bạn hiểu điều đó nghĩa là gì không ? Tức là phải mất 10 tỷ năm để đi từ trái đất tới UDF 423. Cơ bản, hình ảnh này mà chúng ta đang nhìn thấy là hình ảnh từ quá khứ, 10 tỷ năm về trước. Nhưng hãy nhớ, bức ảnh đó chỉ là một phần rất nhỏ của vũ trụ. Nó như là một mảnh ghép bé xíu của bầu trời đêm. Quỹ đạo của trái đất so sánh với quỹ đạo của sao hải vương, và quỹ đạo của hố đen NGC 1277. Hố đen là một vùng không thời gian, nơi lực hấp dẫn mạnh tới nỗi không có một hạt hay ánh sáng nào có thể đi vào khu vực đó mà lạ thoát ra được. Đây là hành tinh của chúng ta. Thu nhỏ nó lại để thấy được toàn bộ hệ mặt trời. Thu nhỏ thêm một tý nữa, để thấy các hệ mặt trời hàng xóm khác. Và thêm một tý để thấy hệ thiên hà. Thêm một chút nữa. Một chút nữa. Gần hết rồi. Và Đây. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV