Chim voi là loài ăn đêm và bị mù

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 5, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 119)

    Theo nghiên cứu của Đại học Texas, chim voi – loài chim không biết bay ước tính cao hơn 3m – đã sinh sống cùng con người trước khi bị tuyệt chủng từ 500 – 1.000 năm trước đây.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas cho biết loài chim này, từng sống ở Madagascar, là loài ăn đêm và có khả năng bị mù, dựa trên việc nghiên cứu hình dạng não bộ của chúng. Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royals Society B.

    Các nhà khoa học đã tái dựng bằng kĩ thuật số bộ não của loài chim tuyệt chủng này trong nghiên cứu của họ, và biết rằng thùy thị giác của chúng gần như bị thiếu, một đặc điểm cho thấy chúng là loài ăn đêm và có khả năng không thể thấy gì.

    [​IMG]
    Chim voi là loài chim không biết bay.

    Trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng chim voi khá giống các loài chim lớn không biết bay khác, như đà điểu Úc và đà điểu châu Phi. Những loài chim này đều hoạt động trong ánh sáng ban ngày và có tầm nhìn tốt.

    BBC News đưa tin rằng loài chim voi này nặng nửa tấn và đẻ những quả trứng to hơn hầu hết trứng khủng long.

    Theo Christopher Torres, một nghiên cứu sinh làm chủ nhiệm nghiên cứu, và Julia Clarke, một giáo sư tại Trường Khoa học địa chất thuộc Đại học Texas, việc nghiên cứu não của loài chim này đưa họ tới những kết luật hoàn toàn khác.

    Torres nói trong một tuyên bố của trường đại học: “Không ai từng nghi ngờ rằng chim voi lại là loài ăn đêm. Một số nghiên cứu tìm hiểu về hành vi của chúng rõ ràng cho rằng chúng hoạt động vào ban ngày”.

    [​IMG]
    Nghiên cứu bộ não của chim voi cho thấy nó là loài ăn đêm.

    Torres cho biết anh cho rằng loài người có lẽ liên quan đến sự tuyệt chủng của loài chim này. “Loài người đã cùng chung sống, và thậm chí săn bắt, chim voi hàng nghìn năm. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn không biết gì về cuộc sống của chúng. Chúng ta còn không biết chính xác khi nào và tại sao chúng lại tuyệt chủng”.

    Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng phần não bộ xử lý mùi hương đã giúp lí giải môi trường sống của chim voi. Loài lớn hơn trong hai loài chim voi có hành khứu giác lớn, một đặc điểm liên quan đến việc sinh sống trong rừng.

    Loài chim voi nhỏ hơn có vẻ cũng có tầm nhìn tốt hơn, nghĩa là nó có lẽ hoạt động vào lúc chạng vạng nhiều hơn là trong bóng tối.

    Clarke cho hay: “Những chi tiết như này không chỉ cho ta biết về cuộc sống của chim voi, mà cả cuộc sống nói chung ở Madagascar thời xa xưa. Khoảng 500 năm trước, loài chim khổng lồ, không biết bay, gần như mù lòa đã tung hoành ở các cánh rừng Madagascar trong bóng tối. Chưa từng có ai nghĩ đến điều đó”.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Chim voi là loài ăn đêm và bị mù

Share This Page