Nữ thần trái đất Gaia trong thần thoại Hy Lạp mang dáng dấp một thiên hà xâm lược trong lịch sử vũ trụ, góp phần giúp nhiều thế giới trong đó có trái đất chúng ta được ra đời. Những dữ liệu mới thu thập được của vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện ra những ngôi sao lạ trong thiên hà Milky Way – nơi Trái đất và Hệ Mặt trời cư ngụ chúng ta. Đó là những kẻ xâm lược cổ xưa có nguồn gốc từ thiên hà khác. Thiên hà xâm lược mang tên nữ thần Gaia và người con trai khổng lồ Enceladus của bà - (Ảnh đồ họa của René van der Woude). Các tác giả đến từ nhiều quốc gia, do giáo sư Amina Helmi đến từ Đại học Groningen (Hà Lan) dẫn đầu, cho biết họ đã tìm thấy các ngôi sao quầng có dấu hiệu hóa học không giống các ngôi sao của Milky Way. Đó là một thành phẩm được tạo ra từ vật liệu chia sẻ của 2 thiên hà từng bị sáp nhập nhiều tỉ năm trước. Lần theo dấu vết của các ngôi sao này, các nhà khoa học phát hiện ra bóng ma của một thiên hà cổ xưa từng bị thiên hà Milky Way nuốt trọn. Chính nhờ thiên hà "ma" này, thiên hà non trẻ Milky Way đã có những thay đổi ngoạn mục. Đĩa thiên hà phồng lên và từ đó nhiều thế giới non trẻ bên trong nó dẫn hình thành, sử dụng vật liệu từ vụ sáp nhập của 2 thiên hà. Sự kiện trên xảy ra vào khoảng 10 tỉ năm trước: thiên hà xâm lược trên đã va chạm nảy lửa với Milky Way để rồi bị Milky Way có kích thước lớn hơn nuốt trọn. Các nhà khoa học đặt tên cho thiên hà ma đã bị sáp nhập này là Gaia-Enceladus. Đó là tên hai vị thần trong thần thoại Hy Lạp: thần Trái đất – đất mẹ Gaia và con trai của bà và thần bầu trời là người khổng lồ Enceladus. Theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần trái đất Gaia đã khởi nguồn cho thế giới từ hỗn mang Chaos bằng cách sinh ra các vị thần đầu tiên. Vệ tinh Gaia của ESA mang sứ mệnh thiết lập bản đồ chính xác của thiên hà Milky Way, được phóng lên bầu trời từ tháng 12/2013. Nó hiện đang bay cách trái đất 1,5 triệu km, trang bị hai kính viễn vọng hiện đại và nhiều thiết bị chuyên dụng khác, với sứ mệnh nắm bắt hoạt động của ít nhất 1 tỉ ngôi sao. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV