Vật thể lạ lùng được NASA đặt tên Ultima Thule được cho là nắm giữ bí mật về sự ra đời của Hệ Mặt trời và là mục tiêu xa nhất mà loài người từng tiếp cận. Tàu vũ trụ New Horizons của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang làm nhiệm vụ ở khu vực quanh Diêm Vương Tinh sẽ chuyển hướng đến một vật thể bí ẩn mang tên Ultima Thule ở khu vực rìa Hệ Mặt trời, theo tuyên bố mới nhất của NASA. Tàu vũ trụ New Horizons nhắm thẳng tới vật thể huyền bí Ultima Thule - (ảnh đồ họa của NASA). Vật thể này có tên ban đầu là 2014 MU69, một tảng đá không gian lạ lùng có đường kính khoảng 37km nhưng có thể có tới 2 mặt trăng quay xung quanh. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó là một "di tích lạnh" từ sự ra đời của Hệ Mặt trời. Sự huyền bí của 2014 MU69 được thể hiện qua biệt danh Ultima Thule mà NASA đặt cho nó. Ultima Thule là một cụm từ được khai sinh trong văn học và sau này sử dụng trong khá nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, điện ảnh, dùng để chỉ một miền đất xa xôi gần như không thể nào với tới. Thule còn là tên một hòn đảo truyền thuyết được nhắc đến nhiều trong cổ văn Hy Lạp – La Mã, ở đâu đó trong Bắc Băng Dương mà khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được. Ảnh chụp Ultima Thule từ xa do New Horizons gửi về Trái đất - (ảnh: NASA). "Thực sự, chúng tôi không rõ phải mong đợi điều gì" – ông Alan Stern, đến từ Viện nghiên cứu Southwest (SwRI, Colorado, Mỹ) nhà nghiên cứu đứng đầu trong sứ mệnh New Horizons của NASA, cho biết trong cuộc họp báo mới đây. Tuy nhiên, với những nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học tin rằng khi tiếp cận được Ultima Thule, tàu New Horizons sẽ thu thập được những thông tin quý giá giúp họ biết được sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Dự tính với tốc độ 32.000km/giờ, New Horizons sẽ mất khoảng 10 tuần để đi từ sao Diêm Vương đến thế giới kỳ bí này. Tàu vũ trụ này là phi thuyền thăm dò không gian làm nhiệm vụ xa nhất của NASA, được phóng lên vào năm 2006. Nó được trang bị một máy phát điện đồng vị phóng xạ bởi nơi nó làm việc ở quá xa mặt trời, không thể dùng pin mặt trời như các tàu vũ trụ khác. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV