Có rất nhiều lý do khiến chúng ta nằm ì trên giường mà không chịu dậy như chăn quá ấm và trời quá lạnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn khó thức dậy vì mắc chứng bệnh tên dysania. "Dysania là thuật ngữ chỉ việc không thể dậy vào buổi sáng", bác sĩ Mark Salter từ Đại học Tâm thần Hoàng gia (Anh) nói với BBC. "Đó là loại hành vi đôi khi được thấy ở bệnh nhân trầm cảm nặng". Đến nay, dysania chưa được công nhận về mặt y tế song vẫn được sử dụng rộng rãi. Không đơn giản là cảm giác buồn ngủ hơn bình thường, dysania ám chỉ tình trạng không thể rời giường ngủ kéo dài. Những người bị cho là mắc chứng bệnh này có thể nằm trên giường nhiều ngày, lo lắng về chuyện thức dậy và nổi "ham muốn" quay lại giường ngay sau khi rời khỏi. Dysania ám chỉ tình trạng không thể rời giường ngủ kéo dài. (Ảnh: BBC). Nhằm xác định người bị dysania hoặc clinomania (ham muốn nằm trên giường cả ngày), bác sĩ Salter trước tiên kiểm tra về mặt thể chất. Ông sẽ hỏi xem bệnh nhân có gặp các triệu chứng khác hay không bởi dysania thường là triệu chứng của các căn bệnh tiềm ẩn như trầm cảm hoặc hội chứng mệt mỏi mạn tính chứ ít khi được chẩn đoán như một rối loạn riêng biệt. Nếu không xuất hiện triệu chứng nào khác, người bệnh có thể chỉ đơn giản là khó dậy sớm chứ không phải dysania. Trường hợp không chắc chắn giấc ngủ của mình nhiều vấn đề hơn bình thường, bạn tốt nhất nên tự thay đổi thói quen trước. Đầu tiên, hãy điều chỉnh thời gian ngủ. Bên cạnh việc ngủ đủ từ sáu đến chín tiếng mỗi đêm, bạn hãy đặt giờ đi ngủ và thức dậy cố định. Chìa khóa của giấc ngủ ngon là thư giãn. Bạn có thể ngâm nước nóng hoặc tập thể dục, yoga nhẹ rồi lên giường. Tiếp đó, đừng quên loại bỏ hết những thiết bị điện tử gây xao nhãng như điện thoại di động và máy tính. Cuối cùng, nếu quá khó chìm vào giấc ngủ, bạn hãy quan hệ tình dục. Không giống các hoạt động thể chất khác, quan hệ tình dục giúp con người ngủ ngon hơn. Sau tất cả những điều trên, nếu vẫn không thể dậy sớm và bị stress nặng, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cảm thấy mình là kẻ lười biếng song không ai biết chắc cho tới lúc bạn đi khám. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV