- Vài năm trờ lại đây, ông tiếp xúc với rất nhiều startup. Vậy các dự án ở lĩnh vực nào sẽ có cơ hội lọt vào mắt xanh của ông? - Trước giờ lĩnh vực đầu tư mà tôi quan tâm không thay đổi, vẫn chú trọng đến mảng sản xuất với cơ giới hóa, tự động hóa và nông nghiệp. Tôi vẫn luôn quan tâm những dự án đi theo các kênh và sản phẩm mà Asanzo đang theo đuổi. Năm qua tôi tập trung chủ yếu cho điện thoại và điện tử, dù chưa đầu tư cho ai nhưng nguồn vốn thì luôn sẵn sàng. Theo quan sát của tôi thì các bạn startup Việt vẫn còn đang nhát trong chọn lĩnh vực khởi nghiệp. Trên đời này không có sản phẩm nào là tiên phong, tất cả đều là đi theo những cái đã có, kể các các hãng lớn, chẳng qua là có sự cải biên trong đó. Nếu các bạn cứ nghĩ đã có doanh nghiệp lớn làm rổi nên không làm nữa và tiếp tục đi làm thuê thì không bao giờ bạn có thể làm chủ được. Tôi nghĩ các bạn nên mạnh dạn và không có gỉ phải sợ. Đó là tiên quyết cho thành công của startup. - Ông công bố quỹ đầu tư lên tới hàng triệu USD cho startup, vậy cụ thể như thế nào? - Năm 2017 tôi đã bỏ ra 5 triệu USD để làm quỹ, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được dự án ưng ý để đầu tư, dù số lượng hồ sơ gửi về rất nhiều và tôi đã trực tiếp gặp mặt không ít các nhà đồng sáng lập startup. Vì thế quỹ này vẫn còn y nguyên. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm những startup phù hợp. Với những dự có ý tưởng độc đáo, khả năng hiện thực hóa và thương mại tốt thì việc đầu tư vào triệu đô để phát triển là hoàn toàn khả thi. Ông Phạm Văn Tam vẫn dành nhiều nguồn quỹ đề đầu tư vào startup. Ảnh: Thành Nguyễn. - Vì sao có hàng trăm dự án nộp hồ sơ mà ông lại không tìm thấy hứng thú ở bất cứ startup nào? - Tôi thấy các bạn trẻ không có sự kiên trì mà đây lại là yếu tố vô cùng quan trọng với người làm startup. Nhiều bạn chỉ đến gặp tôi một lần, nói chuyện qua loa và khi chưa thể thuyết phục được thì bỏ cuộc, không thấy quay lại lần thứ hai, thứ ba hay thậm chí là nhiều lần khác. Có bạn đến lúc tôi đang bận và rồi không thể kiên nhẫn chờ đợi tôi. Cũng có dự án tôi phần nào hứng thú và gợi ý các bạn ứng dụng thử vào chính Asanzo thì các bạn lại ấp úng và không làm được. Các bạn cứ kêu gọi tiền nhưng không chứng minh được dùng tiền đó làm gì, khả năng sinh lợi thực tế. Với tư cách một nhà đầu tư hiển nhiên tôi không thể bỏ tiền cho bất cứ ai nếu không thấy tiềm năng và tính khả thi. Ngoài ra, tôi cũng không quan tâm đến những dự án đã có nhà đầu tư khác, chỉ thích tìm dự án sơ khai và trở thành nhà đầu tư chiến lược, tức không chỉ chi tiền mà tham gia sâu vào dự án. Tôi muốn đóng vai trò như một kiến trúc sư, muốn tạo lập những cái mới cho xã hội, chứ không phải bỏ tiền đi buôn. Nếu thật sự muốn kiếm tiền, tôi có thể đầu tư chứng khoán và bất động sản sẽ an toàn và tốt hơn với những kiến thức cũng như nguồn vốn sẵn có của tôi. - Đâu là sai lầm các startup thường mắc phải khi kêu gọi nhà đầu tư? - Đó là họ không lột tả được nhiệt huyết cho nhà đầu tư. Nhiều bạn chỉ nghĩ ra ý tưởng khơi khơi, xem startup như trào lưu, xu hướng và muốn khẳng định mình thông qua dự án. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu mình muốn gì thì nhà đầu tư cũng sẽ chẳng biết bạn đang làm gì và điều chắc chắn họ sẽ không bao giờ xuống tiền. Nhà đầu tư nào cũng có khẩu vị và sự nhạy cảm riêng, bạn đừng nghĩ có thể dễ dàng đánh lừa họ chỉ bằng những lý thuyết viễn vông. Những người làm ăn lâu năm và thành đạt không bao giờ làm việc đó, trừ người dư tiền và làm chơi xem sao nhưng tỷ lệ đó là rất ít. Điều chúng tôi cần là trái tim bạn đang nói gì chứ không phải là sách vở hay những mơ mộng phi thực tế. Trương Sanh Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn: VNExpress