Theo Time, những bộ phim kinh dị, những ngôi nhà ma ám và các hoạt động ma quái khác khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, một số khác lại ưa thích trải nghiệm những điều kinh dị đó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, điều gì xảy ra trong bộ não của những người ưa mạo hiểm như vậy. Nghiên cứu đã đưa 262 người vào thử nghiệm trên “ngôi nhà ma ám”, họ phải chịu đựng sự sợ hãi lên đến đỉnh điểm tại đây. 100 người trong số đó đeo các cảm biến trên đầu để theo dõi các hoạt động của não trước và sau khi đi qua ngôi nhà ma ám này. Ảnh: Time Sau khi đi qua, trên 50% số người được cho biết, họ có tâm trạng tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc sau khi đi qua ngôi nhà ma ám, 33% không có thay đổi đáng kể và 17% cho biết tâm trạng tồi tệ hơn, không phân biệt giới tính. Nhiều người cho rằng công việc này thách thức nỗi sợ của họ, khiến họ cảm thấy thích thú, coi đây là trải nghiệm dữ dội và ly kỳ. “Nó giống như ý tưởng giảm đau: bạn cảm thấy tốt hơn khi cơn đau bị loại bỏ”, nhà nghiên cứu nỗi sợ hãi Margee Kerr cho biết. "Rất nhiều hoạt động trong cơ thể như cảm giác sự hưởng thụ thực sự xuất hiện". Tác giả Kerr giải thích, ở cấp độ sinh lý và thần kinh, với những kinh nghiệm của người trải nghiệm, khi gặp những điều kỳ bí và sợ hãi, nó thúc đẩy hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động. Đến khi thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó, trở lại môi trường thực không có sự đe dọa nào, một nguồn năng lượng tái sinh sẽ tập trung vào cơ thể, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Từ điều này, các nhà nghiên cứu đưa đến một kết luận, những người trải nghiệm cảm giác sợ hãi thường có tâm trạng tốt lên sau đó bởi chúng làm giảm hoạt động của não tổng thể, khiến cơ thể thoải mái hơn. Điều này cho thấy cảm giác lo âu và căng thẳng sẽ giảm sau một hoạt động đáng sợ. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, với những người đeo cảm biến, họ thực sự đã giảm phản ứng thần kinh. Sau khi rời khỏi ngôi nhà ma ám, tổng số hoạt động của não ít hơn so với trước lúc vào. Đây là điều tốt, khiến cho não con người được thư giãn, giống như thiền đình. Những phát hiện của nghiên cứu có thể áp dụng cho nhiều "ngôi nhà ma ám" khác nhau. Các nhà khoa học hy vọng, thông qua thử nghiệm này sẽ phát triển các nghiên cứu trong tương lai về liệu pháp phơi nhiễm, là một liệu pháp sử dụng trong điều trị ám ảnh thần kinh ở người. Theo bản chất, liệu pháp phơi nhiễm có thể là một trải nghiệm khó chịu cho bệnh nhân, nhưng về lâu dài nó sẽ dần làm giảm cảm giác lo sợ và khiến tâm trạng bệnh nhân tốt lên. Tất nhiên, tùy từng thể trạng mà sẽ có những thử nghiệm thích hợp. Thúy Quỳnh Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress