Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện vầng hào quang ion hóa quanh tinh vân hành tinh IC 5148, một trong những tinh vân hành tinh nhanh nhất được biết đến cho đến nay. Vầng hào quang ion hóa bao quanh tinh vân hành tinh IC 5148. (Nguồn ảnh: Phys). Theo các chuyên gia, tinh vân hành tinh IC 5148 có nguồn gốc phát triển từ một sao lùn đỏ hay lùn trắng có kích cỡ khổng lồ, tiến hóa lên dạng tinh vân hành tinh. Mặc dù tinh vân hành tinh IC 5148 là một tinh vân hành tinh tròn được phát hiện vào năm 1894 nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết. Tinh vân này nằm trong chòm sao Grus, cách khoảng 3.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất. Với tốc độ di chuyển 50km/s, nó là một trong những tinh vân hành tinh nhanh nhất được biết đến cho đến nay. Trong phát hiện mới, các nhà khoa học phát hiện quanh IC 5148 bị bao phủ bởi các cấu trúc vầng hào quang ion hóa bất thường. Bên trong chứa nhiều vật liệu nóng cũng đang bị ion hóa. Vầng hào quang này mang động lực học khủng, nhiệt độ trung bình tới khoảng 11.500K và nồng độ kim loại của nó ở mức 0,02 dex. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV