Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ (NASA) cho biết đã tiến hành thử nghiệm khoa học với quả khinh khí cầu tại Nam cực, và đạt kỷ lục chuyến bay dài nhất so với loại có cùng kích cỡ. Khinh khí cầu Super-TIGER Khinh khí cầu mang theo thiết bị ghi tín hiệu Super-TIGER, tính đến ngày 24/1/2013 đã ở trên trời được 46 ngày, thực hiện trọn vẹn hai vòng bay quanh quỹ đạo Nam cực, hiện đang thực hiện vòng thứ ba, Hãng tin UPI dẫn báo cáo của NASA cho biết. “Đây là thành tích xuất sắc cho đội ngũ các nhà vật lý học thiên thể, giữ cho được khinh khí cầu khổng lồ ổn định trên cao trong thời gian dài rất quan trọng đối với các thử nghiệm khoa học”, viên chức NASA, ông John Grunsfeld nói. Super-TIGER đo lường các yếu tố hiếm, nặng ở ngoài dải Ngân hà bắn phá vào trái đất chúng ta. Khinh khí cầu này có dung tích hơn 1,1 triệu m3, bay lên không trung từ ngày 8/12/2012 từ vị trí xuất phát gần Trạm nghiên cứu khoa học MsMurdo, Nam cực. Độ cao đạt được 38.410m, gấp 4 lần so với máy bay thương mại thông thường, UPI cho biết. Vị trí khởi động cho khinh khí cầu gần McMurdo có lợi thế là tránh được mô hình gió xoáy trên tầng bình lưu hoạt động từ đông sang tây xung quanh Nam cực. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu cho biết khinh khí cầu còn làm việc trong vòng 10 ngày trước khi hạ cánh xuống Trạm McMurdo. Nguồn KhoaHoc.com.vn