Hóa thạch 185 triệu năm của sinh vật cổ đại có 38 con

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 24, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 137)

    Hóa thạch phát hiện tại Mỹ giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về quá trình động vật có vú tiến hóa kích thước não.

    Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của một sinh vật đã tuyệt chủng cùng đàn con cách đây 185 triệu năm, cung cấp bằng chứng cho thấy động vật có vú đánh đổi khả năng sinh nhiều con với bộ não lớn trong quá trình tiến hóa, Fox News hôm nay đưa tin. Đây là hóa thạch duy nhất với con non của sinh vật này từng được phát hiện, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas.

    [​IMG]
    Minh họa hóa thạch sinh vật có họ với động vật có vú cùng đàn con. (Ảnh: Eva Hoffman/Đại học Texas).

    "Phát hiện mới cực kỳ quý hiếm và có thể ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu động vật có vú", chuyên gia Greg Wilson tại Đại học Washington cho biết.

    Sinh vật hóa thạch có tên Kayentatherium wellesi, thuộc phân bộ răng chó, họ hàng với động vật có vú và sống trong kỷ Jura. Số lượng con của nó gấp vài lần so với động vật có vú ngày nay, cho thấy K. wellesi có thể sinh sản tương tự động vật bò sát.

    Các chuyên gia không tìm thấy vỏ trứng nào tại điểm khảo cổ. Sau khi phân tích, họ cho rằng các con non có thể đang phát triển bên trong trứng hoặc chỉ vừa nở trước khi chết và biến thành hóa thạch.

    "Những con non này đến từ thời điểm rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa. Chúng mang nhiều đặc điểm tương tự động vật có vú hiện đại, giúp giới khoa học hiểu hơn về sự tiến hóa của động vật có vú", Eva Hoffman, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, giải thích.

    [​IMG]
    Kayentatherium wellesi với khả năng sinh sản gấp nhiều lần động vật có vú ngày nay. (Ảnh: Eva Hoffman/Đại học Texas).

    Hóa thạch cổ xưa này được Timothy Rowe, giáo sư tại Đại học Texas và là thành viên nhóm nghiên cứu, tìm thấy ở đông bắc Arizona, Mỹ, hơn 18 năm trước. Ban đầu, Rowe cho rằng tảng đá mình khai quật chỉ chứa một mẫu vật.

    Tuy nhiên, nhà khoa học Sebastian Egberts phát hiện vết men răng trên hóa thạch năm 2009. "Nó không giống răng cá nhọn hay kiểu răng nhỏ của bò sát cổ đại mà trông giống răng hàm hơn. Điều đó khiến tôi rất hứng thú", Egberts chia sẻ.

    Ảnh chụp cắt lớp cho thấy tảng đá không chỉ chứa một mẫu vật là con mẹ mà còn chứa các mảnh xương sọ của đàn con. Việc K. wellesi có não nhỏ và rất nhiều con cho thấy động vật có vú không đánh đổi khả năng sinh sản với sự phát triển của não vào đầu kỷ Jura. Quá trình chuyển đổi này xảy ra sau đó khoảng vài triệu năm.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Hóa thạch 185 triệu năm của sinh vật cổ đại có 38 con

Share This Page