Tháng 12 tới, tên lửa Epsilon sẽ làm nhiệm vụ phóng vệ tinh Micro-Dragon. Đây là vệ tinh quang học có thể quan sát vùng biển ven bờ. TS Phạm Anh Tuân, Phó Tổng giám đốc Trung tâm vũ trụ Việt Nam cho biết, theo kế hoạch vệ tinh Micro-Dragon (nặng 50kg) sẽ phóng lên quỹ đạo vào tháng 12/2018. Tham gia sản xuất vệ tinh này có 36 kỹ sư của Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản.Vệ tinh được chế tạo và sẽ phóng tại Nhật Bản bằng tên lửa Epsilon. Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Các kỹ sư người Việt thực hành lắp ráp vệ tinh PicoDragon cùng chuyên gia tại Nhật Bản. (Ảnh: VNSC.) Với độ phân giải không cao (70 m - chỉ phân biệt được những vật có độ lớn từ 70m trở lên), vệ tinh Micro - Dragon không có chức năng phát hiện, định vị tàu mà chỉ có một cảm biến quan trắc màu nước biển để giám sát chất lượng nước, dầu loang trên biển. Micro - Dragon có thể cung cấp thông tin về những động vật, phù du đang sinh sống tại vùng biển được quan sát. Nó có thể quan sát được và cung cấp thông tin có những loại cá nào, kích cỡ ra sao đang sinh sống tại vùng biển giúp quản lý, phát triển ngư nghiệp. Việc các kỹ sư theo học tại Nhật Bản trực tiếp tham gia sản xuất vệ tinh là cách để thực hành, từng bước nắm bắt và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh của Việt Nam. Trước đó, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon (có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg). Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013 và vận hành đạt mục tiêu đề ra. Sau Micro Dragon, Việt Nam sẽ tiếp tục chế tạo vệ tinh LOTUSat -1 để dự báo thiên tai. Hình ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1 mà Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” sẽ chế tạo. (Ảnh: JICA Việt Nam.) Mục tiêu của Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Việt Nam sẽ sở hữu vệ tinh do Việt Nam chế tạo vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã quyết định triển khai dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất ” để hiện thực hóa chiến lược này. Dự án được triển khai từ năm 2012 - 2023 với nguồn vốn 7.000 tỉ đồng được tài trợ bằng vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm cơ quan chủ quản. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV