Giờ thì chúng ta đều biết vàng không phải là thứ nên uống, càng không phải là thứ có khả năng khôi phục hay duy trì nét thanh xuân. Nhưng ít nhất thì trong Thế kỷ XVI ở Pháp, nó đã được xem là thần dược "cải lão hoàn đồng". Ngày nay, nếu muốn trẻ hóa làn da, bạn chỉ việc lựa chọn một trong vô vàn kem trắng da, chống lão hóa trên thị trường. Song trước đây, nhất là trong thời kỳ phong kiến, những sản phẩm như thế không sẵn có như vậy. Dù "giàu" hay "nghèo" thì con người, bất kể thời đại, vẫn nỗ lực níu kéo thanh xuân bằng mọi cách. Như các phi tần Trung Quốc xưa kia từng mài ngọc trai ra uống với trà để giữ gìn nhan sắc. Còn giới quý tộc Pháp, họ lại lựa chọn uống... vàng. Uống vàng: Từ cách thức hành hình chuyển sang phương pháp làm đẹp "Dù người phụ nữ này có sống thêm cả trăm năm nữa, thì khuôn mặt của bà cũng chẳng già đi" - đó là những gì mà Brantome, nhà sử học Pháp thế kỷ XVI đã viết về Diane de Poitiers, nữ quý tộc nổi tiếng vì vẻ đẹp không tuổi. Diane de Poitiers - người được mệnh danh là quý bà không tuổi. Ở thời phong kiến, những người phụ nữ xoay quanh nhà vua vẫn bất chấp tất cả vì nhan sắc. De Poitiers cũng không ngoại lệ, mặc cho bà đã nắm trong tay quyền lực rất lớn, ảnh hưởng đến cả nền chính trị lẫn văn hóa, nghệ thuật hoàng gia Pháp một thời. Kỳ lạ ở chỗ thứ mà De Poitiers sử dụng để dưỡng dung nhan lại là vàng lỏng. Bởi trước đó, bắt ép uống vàng lỏng (chính xác là vàng nóng chảy) là hình thức trừng phạt và lấy mạng tội nhân. Tại phương Tây, Pháp đình Tôn giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition) từng sử dụng phương pháp hành hình này. Còn tại phương Đông, người ta vẫn lưu truyền câu chuyện trả thù tàn khốc bậc nhất của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn xưa kia thường áp dụng phương pháp hành hình hết sức đáng sợ liên quan đến vàng. Những năm 1200, ông đã 2 lần cho sứ giả sang Ba Tư đề nghị hợp tác giao thương. Ai dè người đứng đầu của đế chế Kwarezmia (tức Ba Tư thời đó) đáp lại bằng cách cạo đầu, cắt cổ người đưa tin của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi kiểm tra tới kiểm tra lui vẫn thấy bên mình không có gì thất thố, Thành Cát Tư Hãn đùng đùng phẫn nộ kéo quân san bằng Kwarezmia. Và hình thức hành hình mà ông dành cho kẻ dám chọc giận mình là đổ vàng nóng chảy vào cổ họng hắn. Muôn hình vạn trạng cách sử dụng vàng hóa lỏng Chẳng biết vì lý do gì mà uống vàng lại đột ngột trở thành phương thức làm đẹp ở Pháp thời trung đại. Có vẻ như lúc đầu, nó chỉ được đề xuất như cách để chữa mụn cóc và lở loét mà thôi. Và rồi thì các nhà giả kim tìm ra cách hòa tan vàng (bằng nước cường toan), thế là giới quý tộc điên cuồng tin rằng nó có thể chữa bách bệnh, từ chứng động kinh đến bệnh tâm thần. Giới quý tộc điên cuồng tin rằng nó có thể chữa bách bệnh, từ chứng động kinh đến bệnh tâm thần. Vàng là một kim loại quý, và có thể người ta lại suy luận rằng "thứ gì quý thì cũng tốt". Từ thế kỷ II, III, Trung Hoa phong kiến đã cho là uống vàng sẽ bất tử. Đến cả Ai Cập cổ đại cũng khẳng định không gì chống lão hóa tốt hơn là vàng. Nhưng vì vàng là chất rắn nên người ta chỉ có thể nghiền mịn nó ra để uống là cùng. Và vì vụn vàng vẫn là "vụn", nên nó không thể phát huy hết tác dụng. Chỉ khi được hòa tan (dù là hòa tan bằng axit độc hại), vàng mới trở thành "thần dược". Hòa tan được vàng rồi, người ta trộn nó với rượu, với trà thì là, lòng trắng trứng, sữa mẹ, thậm chí là cả... nước tiểu của trinh nữ vừa đến tháng lần đầu nữa. Không tác dụng mà chỉ tổ nhiễm độc Vàng là một kim loại quý, và có thể người ta lại suy luận rằng "thứ gì quý thì cũng tốt". Riêng De Poitiers, bà uống vàng hóa lỏng với dietyl ete mỗi ngày. Và dù Brantome ca ngợi bà vẫn thanh xuân ngời ngợi ở tuổi lục thập, De Poitiers đã chết vì nhiễm độc chỉ trong vòng 6 tháng sau khi sử dụng. Trong cuộc Cách mạng Pháp (1789–1799), mộ của De Poitiers bị khai quật. Sau khi phân tích mẫu tóc của bà, các nhà nghiên cứu kết luận, nguyên nhân dẫn đến cái chết là nhiễm độc mãn tính do thói quen uống vàng lâu dài. Cũng kể từ lúc này, người ta mới hay không phải cứ quý là tốt. Chuyện uống vàng hóa lỏng tất nhiên cũng chấm dứt. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV