Trong cuộc phỏng vấn với BuzzFeed, ông Cook nhấn mạnh: "Câu chuyện của họ không có chút sự thật nào về Apple. Họ cần làm điều đúng đắn và rút thông tin đó". Đây là lần đầu tiên CEO Apple trực tiếp lên tiếng về việc này. Trang Business Insider đánh giá hành động của Tim Cook là "bất thường" bởi ông hiếm khi có thái độ đối đầu với một tổ chức truyền thông Trước đó, Phó chủ tịch Apple phụ trách an ninh thông tin đã gửi thư tới Thượng viện và Hạ viện Mỹ, cho biết: "Các công cụ bảo mật độc quyền của Apple liên tục quét chính xác các thông tin được gửi đi nên sẽ xác định được sự tồn tại của phần mềm độc hại hay các mối nguy hiểm an ninh khác". Trung Quốc bị tố cấy chip để xâm nhập các công ty và các tổ chức quan trọng của Mỹ. Ảnh: Fortune Ngày 4/10, Bloomberg đăng báo cáo điều tra cho biết Trung Quốc đã dùng chip nhỏ bằng hạt gạo để xâm nhập 30 công ty Mỹ từ năm 2015. Trước khi xuất bản nội dung trên, báo này đã gửi thông tin đến Supermicro - nhà sản xuất bo mạch server được cho là bị cài chip gián điệp, cũng như Apple, Amazon - hai công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ có server dính phần cứng độc hại. Ba công ty nêu trên đều phủ nhận nhưng báo này vẫn quyết định xuất bản dựa trên thông tin từ sáu quan chức an ninh cấp cao Mỹ, hai người của Amazon, ba nhân viên của Apple cũng như 17 người xác nhận khác. Bài báo lập tức gây xôn xao trong giới bảo mật, đồng thời tác động tới giá cổ phiếu của các công ty liên quan. Từ lâu Mỹ và nhiều quốc gia khác đã lo ngại về gián điệp Trung Quốc thông qua các thiết bị công nghệ. Với vai trò là công xưởng của thế giới, rất nhiều sản phẩm thương hiệu quốc tế nhưng được gia công tại đây. Dù cáo buộc cấy chip có được chứng minh hay không, câu chuyện trên cũng là lời cảnh báo rằng không một trung tâm dữ liệu nào trên thế giới là hoàn toàn bất khả xâm phạm và các cơ quan tình báo nước ngoài có thể thâm nhập vào Mỹ thông qua chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Minh Minh Let's block ads! (Why?)Theo Trang Công Nghệ