Phương pháp này phát hiện virus Zika có trong muỗi, góp phần ngăn chặn bệnh lây lan trước khi nó kịp phát tán. Theo MX, tiến sĩ Maggy Sikulu-Lord, đại học Queensland, Australia và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sử dụng ánh sáng hồng ngoại để phát hiện virus Zika trong muỗi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances. Thiết bị giúp phát hiện muỗi nhiễm virus Zika trong vòng 10 giây. (Ảnh: MX). "Chúng tôi sử dụng thiết bị quang phổ ánh sáng cận hồng ngoại, phân tích cách ánh sáng bị hấp thụ và phản hồi lại ở muỗi mang mầm bệnh trong 10 giây. Tia hồng ngoại này nhanh gấp 18 lần và rẻ hơn 110 lần so với tiêu chuẩn tốn kém và đắt tiền hiện nay", bà Maggy nói. Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp này cũng có khả năng phát hiện một số bệnh. Họ hy vọng các cơ quan y tế có thể sử dụng nó để ngăn chặn bùng phát dịch sốt xuất huyết và sốt rét trước khi mầm bệnh phát tán. Tỷ lệ chính xác của công nghệ tia hồng ngoại gần 99%. (Ảnh: MX). Các nhà nghiên cứu từ Đại học Fiocruz, Rio de Janeiro, Brazil đã chứng minh được tỷ lệ chính xác của công nghệ này khoảng 94-99%. Tiến sĩ Maggy mong muốn phương pháp này sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua để ứng dụng giám sát tại các quốc gia có nhiều muỗi mang mầm bệnh. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu phát triển thêm các máy quang phổ cầm tay để quét muỗi trong nhiều khu vực, tiện lợi và nhanh chóng hơn. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV