Chọn vị trí nào để chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất đêm nay?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 9, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 159)

    Những người thích chiêm ngưỡng mưa sao băng trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ có cơ hội ngắm trận mưa sao băng Draconid tuyệt đẹp vào đêm nay 8/10.

    Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, mưa sao băng Draconid có thể xem được ở bất cứ khu vực nào.

    Tuy nhiên, người xem nên chọn những địa điểm, góc nhìn thoáng về phía Bắc.

    Vì theo ông Sơn, tuy mưa sao băng xuất hiện nhiều nơi trên bầu trời, nhưng xuất phát từ chòm sao nào thì khu vực đó sẽ tập trung nhiều hơn.

    [​IMG]
    Mưa sao băng Draconid đạt cực điểm 10 vệt/giờ vào đêm mai.

    Mưa sao băng lần này xuất phát từ chòm sao Draco (Thiên Long), chòm sao này nằm ở phía Bắc.

    Để quan sát mưa sao băng thuận lợi nhất, chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyên người xem nên tránh những vị trí ô nhiễm.

    Chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyên người xem nên chọn các toà chung cư cao tầng, khu vực ngoại ô, nơi có ít ánh sáng nhân tạo để thuận lợi theo dõi mưa sao băng.

    Thời điểm xem tốt nhất vào khoảng từ 19h đến 21h - thời điểm trời đủ tối và mưa sao băng còn đủ cao để quan sát”, ông Sơn nói.

    Theo ông Sơn, tại TP.HCM, việc quan sát mưa sao băng sẽ khó khăn hơn Hà Nội vì chòm sao nằm ở vị trí thấp hơn nếu đi về phía Nam, nhưng không đáng kể, vì vĩ độ của Hà Nội và TP.HCM cách nhau không quá xa.

    Chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn đánh giá, mưa sao băng Draconid không phải là trận mưa sao băng lớn, thậm chí còn hơi nhỏ.

    “Người thích ngắm mưa sao băng có thể đợi thêm tới cuối tháng 10, hoặc trong tháng 11 và 12 đều có những trận mưa sao băng lớn hơn”, ông Sơn cho biết.

    Draconid là trận mưa sao băng nhỏ diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Nó bắt nguồn từ ngôi sao chổi 21P/Giacobini-Zinner có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời xấp xỉ 6 năm rưỡi.

    Mưa sao băng xuất hiện khi bụi và những mảnh vụn của sao chổi va chạm với bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Chọn vị trí nào để chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất đêm nay?

Share This Page