Bài thuốc Đông y chữa bệnh tay chân miệng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Oct 7, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 130)

    Đông y truyền thống không đề cập đến căn bệnh có tên “thủ - túc - khẩu” (tay - chân - miệng). Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện và tình trạng lây lan nhanh thành dịch, Đông y hiện đại đã xếp bệnh “tay - chân - miệng" vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.

    Theo lương y Trần Thị Huyên Thảo, Trưởng khoa Nhi, phòng khám CarePlus, trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể để phân loại các chứng trạng bệnh. Vị thuốc, bài thuốc thích hợp, theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” như sau:

    - Khi bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau, vỡ ra thành vết loét, kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...Đông y gọi là “Thấp độc tập phu” (thấp độc tấn công vào phần da). Với trường hợp này, có thể sử dụng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” để chữa:

    Bài thuốc cần thiết (Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm): dùng sinh thạch cao (thạch cao chưa nung) 30 g, sinh địa hoàng 10 g, sừng trâu 20 g, hoàng liên 8 g, chi tử 10 g, huyền sâm 12 g, đan bì 10 g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5 g, cát cánh 6 g, cam thảo 5 g. Sắc nước uống trong ngày.

    [​IMG]

    Ảnh: K.Chi

    - Bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu. Bé kèm theo miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác. Trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp nhiệt uẩn kết” (thấp tà và nhiệt tà tích đọng). Để chữa trị có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh hóa thấp nhiệt” và “giải độc” như sau:

    Bài thuốc tiêu biểu (Tả hoàng thang gia giảm): dùng hoắc hương 20 g, chi tử (dành dành) 6 g, sinh thạch cao 15 g, nhẫn đông đằng 12 g, kinh giới 8 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống trong ngày.

    - Bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: trong khoang miệng và vòm khẩu cái có nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác. Đó là những biểu hiện của chứng “Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích ở các tạng tâm, tỳ).

    Có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh tả tâm tỳ” và “lợi niệu giải độc” để chữa.

    Dùng mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm... mỗi thứ 3-5 g, sắc nước uống.

    Việc sử dụng Đông dược để phòng trị hoặc hỗ trợ trị liệu tại nhà cần có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Nếu trẻ có những biểu hiện lạ, cần đưa ngay đến bệnh viện, để xử lý một cách kịp thời.

    Thúy Quỳnh

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bài thuốc Đông y chữa bệnh tay chân miệng

Share This Page