ESA vừa phát hiện 13 "sao siêu nhanh", là những thiên thể lạ đến từ thiên hà lân cận, đang xâm lăng thiên hà Milky Way của chúng ta. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hiện 20 thiên thể ngoại lai siêu nhanh đang tiến về phía thiên hà Milky Way - nơi chứa đựng Hệ Mặt Trời, bao gồm Trái đất của chúng ta. Sơ đồ các sao siêu nhanh tiến về phía thiên hà Milky Way. 13 thiên thể trong số đó xâm lăng và ở lại thiên hà của chúng ta. (Ảnh: ESA). 7 thiên thể trong số đó sẽ chỉ lướt ngang qua thiên hà rồi tiếp tục hành trình vũ trụ, trong khi đó 13 thiên thể còn lại có thể thực sự xâm lăng và ở lại Milky Way. Tất cả 20 thiên thể, bao gồm những vật thể bay ngang qua và những kẻ xâm lăng, đều là những "sao siêu nhanh", nhiều khả năng có nguồn gốc từ Đám Mây Magellanic Lớn – một thiên hà vệ tinh của Milky Way. Vận tốc của các ngôi sao này rất kinh khủng: chúng lao khỏi thiên hà láng giềng với vận tốc hàng triệu dặm mỗi giờ. Tuy nhiên, tốc độ đó vẫn chưa là "đỉnh" trong vũ trụ: chúng chỉ thuộc nhóm sao tốc độ thấp trong các sao siêu nhanh, có sao nhiêu nhanh tốc độ lên đến trăm lần tồn tại trong thiên hà của chúng ta. 7 ngôi sao được đánh giá là chỉ đi ngang qua Milky Way có vận tốc lớn nhất trong 20 thiên thể ngoại lai. Vì vậy, chúng sẽ thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà chúng ta và tiếp tục cuộc du hành. Tuy nói 13 thiên thể còn lại là kẻ xâm lăng nhưng về một phương diện nào đó, chúng cũng bị "bắt cóc" bởi Milky Way vì không đủ sức chống lại lực hấp dẫn. Theo nghiên cứu tiếp nối của Đại học Leiden (Hà Lan), dường như 13 kẻ xâm lăng này cũng không có ý định cố thoát khỏi thiên hà như 7 người bạn còn lại. Các bằng chứng mới cho thấy dường như những "kẻ nổi loạn" này đã tan vỡ khi mới bắt đầu cuộc xâm lăng. Cho dù số sao siêu nhanh bay lướt qua hoặc xâm lược Milky Way chỉ mới dừng lại con số 20 nhưng các nhà khoa học tin rằng các thiên hà láng giềng đang nhăm nhe đổ khoảng… 10.000 "kẻ nổi loạn" xâm lăng thiên hà của chúng ta. Theo các chuyên gia, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để con người biết thêm về các thiên hà láng giềng. Nghiên cứu của Đại học Leiden vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV