Mỗi người đều có một "vũ trụ" độc nhất xoay quanh mình, giống như vân tay vậy

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 29, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 133)

    Vũ trụ xung quanh mỗi chúng ta là độc nhất. Nó được gọi là hệ môi trường, ám chỉ những gì chúng ta tiếp xúc ở cấp độ phân tử.

    Vi khuẩn, chất hóa học, nấm, sinh vật hiển vi,... tạo nên một vũ trụ vô hình luôn bao quanh chúng ta, theo chúng ta từ khi mới sinh ra cho đến lúc về già.

    Vũ trụ này được gọi là "hệ môi trường" (exposome), ám chỉ những gì chúng ta phải tiếp xúc (expose). Các nhà khoa học mới đây đã đi sâu tìm hiểu hệ môi trường này và có nhiều phát hiện thú vị.

    [​IMG]
    Vũ trụ xung quanh mỗi chúng ta là độc nhất.

    "Sức khỏe của con người chịu tác động của 2 yếu tố: ADN và môi trường sống" - chuyên gia di truyền Michael Snyder, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

    "Con người đã xác định được những chỉ số quy mô lớn như ô nhiễm môi trường, nhưng chưa ai nghiên cứu khả năng tiếp xúc, phơi nhiễm hóa học và sinh học ở cấp độ cá thể. Chúng ta chưa biết hệ môi trường rộng lớn thế nào và có gì trong đó".

    Để nghiên cứu hệ môi trường của mỗi cá nhân, các nhà khoa học đeo những thiết bị đo lường không khí nhỏ lên tay 15 tình nguyện viên. Một số tình nguyện viên đeo trong vài tuần, một số đeo trong vài tháng, số còn lại, bao gồm Snyder, đeo trong 2 năm.

    [​IMG]
    Nhà khoa học đeo thiết bị đo lường không khí.

    Thiết bị này hoạt động như một chiếc máy hút bụi, hút lấy những gì bay lơ lửng xung quanh cơ thể. Nó cho biết một người đã tiếp xúc với những gì trong một khoảng thời gian nhất định. Đi theo các tình nguyện viên, thiết bị thu thập kết quả từ 66 địa điểm khác nhau.

    Nhóm nghiên cứu sau đó phân tích ADN và ARN của những phần tử thu được, rồi tiến hành những thí nghiệm hóa học để xác định xem chúng thuộc sinh vật nào. Kết quả, họ xây dựng được cơ sở dữ liệu của 40.000 sinh vật khác nhau có trong hệ môi trường xung quanh các tình nguyện viên.

    "Với mỗi cá nhân, chúng ta có thể lập một bảng danh sách những gì được tiếp xúc của người đó" – ông Snyder nói.

    Cũng theo Snyder, hệ môi trường của hai người sẽ không bao giờ giống nhau, dù họ có sống ngay cạnh nhau đi chăng nữa. Ngay cả các chất độc hại tiếp xúc cũng không hề giống nhau.

    Qua việc nghiên cứu, Snyder muốn hiểu được cách các yếu tố nhỏ bé, vô hình này tác động lên sức khỏe con người. Ông cho rằng có thể phát triển thiết bị này thành đồng hồ thông minh để mọi người có thể đeo và kiểm tra hệ môi trường của mình.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Mỗi người đều có một "vũ trụ" độc nhất xoay quanh mình, giống như vân tay vậy

Share This Page