Khiến tôm hùm "phê cần" sẽ cắt cơn đau của nó khi bị luộc sống?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 28, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 143)

    Tôm hùm nổi tiếng là phải được luộc chín lúc còn sống để giữ độ tươi ngon. Một chủ nhà hàng ở Maine, Hoa Kỳ muốn làm việc đó một cách nhân đạo hơn: Khiến tôm hùm "hưng phấn" trước khi nấu chúng. Đó là một ý tưởng hay, nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu.

    Thổi khói cần sa vào nước chưa chắc có tác dụng


    Luộc sống tôm hùm có vẻ đặc biệt vô nhân đạo, và đầu năm nay, Thụy Sĩ đã cấm thực hiện cách chế biến này. Tuy nhiên, câu hỏi liệu tôm hùm có thể cảm thấy đau hay không vẫn còn được tranh luận. "Chúng có thể cảm nhận được môi trường xung quanh", Bob Bayer, giám đốc điều hành của Viện Tôm hùm thuộc trường Đại học xứ Maine lại cho rằng "Chúng có lẽ không có khả năng điều tiết cảm nhận đau đớn", và những gì một con tôm hùm thực sự cảm nhận vẫn là một câu hỏi trường kỳ trong khoa học và trong các tổ chức bảo vệ quyền động vật.

    [​IMG]
    Tôm hùm nổi tiếng là phải được luộc chín lúc còn sống để giữ độ tươi ngon.

    Tuy nhiên, ngay cả khi tôm hùm cảm thấy đau, cần sa có thể không giúp được gì. Dawn Boothe, một giáo sư dược tại Đại học Thú y Auburn có một vài phỏng đoán rằng trong các trường hợp nhất định ở các loài động vật nhất định, cần sa có thể giúp giảm đau. Nhưng còn xa để ta khẳng định tôm hùm tiếp xúc với cần sa sẽ bớt đau, hoặc thậm chí xuất hiện sự hưng phấn.

    Boothe chỉ ra hai vấn đề:

    • Đầu tiên, chúng ta không biết chắc tôm hùm có các cơ quan thụ cảm (thụ thể) cần thiết để tương tác với THC, hoạt chất trong cần sa ngăn chặn cơn đau. Một số động vật không xương sống có thụ thể tương tác với các hoạt chất của cần sa, một số thì không. Và không nhất thiết, các thụ thể tương tác được với hoạt chất trong cần sa sẽ chịu trách nhiệm ức chế cơn đau. Và một lần nữa ông nhắc lại rằng không rõ tôm hùm có các thụ thể này hay không.
    • Thứ hai, chủ nhà hàng đặc biệt này - Charlotte Gill - có lẽ đã không làm đúng cách. Gill nói rằng cô đặt con tôm hùm (được đặt tên là Roscoe) vào một cái hộp có nắp đậy với một ít nước, sau đó thổi khói cần sa vào nước.

    Theo Boothe chỉ ra, việc truyền khói cần sa vào nước của tôm hùm không đảm bảo rằng cần sa được đưa vào các mô có chứa các thụ thể điều khiển cơn đau (nếu chúng tồn tại). Nói cách khác, ngay cả khi tôm hùm có các thụ thể cần thiết, thổi hơi cần sa qua nước sẽ không đưa cần sa vào cơ thể chúng được.

    [​IMG]
    Chúng ta có thể đưa chúng vào nước lạnh có thể làm tê chúng trước khi chế biến.

    Cho tôm hùm vào nước đá có thể là giải pháp


    Điều trên không phải để nhận định việc chỉ có con người mới phê cần. Nhiều loài động vật còn phức tạp hơn tôm hùm, và các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu cách cần sa ảnh hưởng đến chúng - nói cách khác là họ sẽ thực hiện thử nghiệm nếu không bị chính phủ hạn chế việc áp dụng cần sa vào trong nghiên cứu. Ngay bây giờ, chúng ta còn không biết nhiều về việc liệu cần sa có hiệu quả với chó và mèo hay không, và chúng ta cũng không chắc chắn về tác dụng phụ của nó.

    Đối với tôm hùm, có thể có một cách nhân đạo khác để giảm bớt cơn đau: đưa chúng vào nước lạnh có thể làm tê chúng trước khi chế biến. Hoặc đơn giản là chúng ta có thể ngừng ăn chúng.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Khiến tôm hùm "phê cần" sẽ cắt cơn đau của nó khi bị luộc sống?

Share This Page