Siêu bão bụi mang dấu hiệu sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 27, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 168)

    Những phân tử hữu cơ phức tạp ẩn chứa trong bão bụi khổng lồ làm tăng hy vọng tìm ra sự sống trên mặt trăng từng được NASA mệnh danh "trái đất ngoài hành tinh".

    Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, dựa trên các dữ liệu mới nhất về mặt trăng Titan của sao Thổ đã được tàu vũ trụ Cassini của NASA thu thập được.

    Dữ liệu này đã củng cố thêm niềm hy vọng tìm ra sự sống ngoài trái đất trên thiên thể này.

    [​IMG]
    Cơn bão bụi khổng lồ nổi lên trên mặt trăng Titan - (ảnh đồ họa của nhóm nghiên cứu).

    Cụ thể, các nhà khoa học vừa phân tích xong dữ liệu về các cơn bão bụi khổng lồ, bao trùm phần lớn hành tinh trong suốt những năm 2004- 2017 và phát hiện chúng mang những dấu hiệu quý giá của sự sống ngoài trái đất: những phân tử hữu cơ và phức tạp.

    Riêng việc xuất hiện bão bụi cũng là một yếu tố cho thấy mặt trăng này quả thật giống trái đất đến kỳ lạ, theo như các nghiên cứu trước đó đã phân tích. Đây là thiên thể thứ 3 trong hàng trăm thiên thể trong Hệ Mặt trời được phát hiện có bão bụi. Hai thiên thể còn lại là Trái đất và sao Hỏa, một đang có sự sống và một có bằng chứng về sự sống cổ đại.

    [​IMG]
    Cận cảnh 7 siêu bão bụi lan rộng hơn nửa bề mặt Titan - (ảnh đồ họa của NASA).

    Siêu bão bụi này gồm các hạt vật chất được nâng lên từ những cồn cát lớn quanh xích đạo của Titan, bởi cơn bão methane mạnh mẽ. Những phân tử hữu cơ phức tạp được tìm thấy qua kết quả phân tích hóa học khí quyển mỗi khi bão bụi nổi lên.

    Trước khi phát hiện bão bụi, Titan đã từng được NASA ví như một trái đất ngoài hành tinh. Titan có địa hình khá giống trái đất, nhiều biển, hồ methane lỏng và có bằng chứng cho thấy nhiều nơi trên bề mặt của nó có thể được bao phủ bởi phân tử hữu cơ. Đây là thiên thể thứ hai trong Hệ Mặt trời, sau Trái đất, có chất lỏng tồn tại ổn định trên bề mặt.

    "Titan là một mặt trăng rất sống động" – nhà thiên văn học Sebastien Rodriguez (Paris Diderot, Pháp), người đứng đầu nhóm nghiên cứu đa quốc gia nói trên, cho biết.

    Theo một nghiên cứu trước đây của Mỹ, công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology, sở dĩ các phân tử hữu cơ giàu carbon được cho là tồn tại trên bề mặt Titan chưa phát triển thành sự sống, là vì thiên thể này quá lạnh (khoảng -179 độ C). Tuy nhiên, các nhà khoa học đang hướng việc tìm kiếm sự sống đến các miệng núi lửa và các hố thiên thạch sâu, vốn là những nơi ấm áp hơn.

    Giữa tháng qua, NASA cũng công bố một trong các hình ảnh cận cảnh nhất về mặt trăng Titan mà tàu vũ trụ Cassini đã chụp được trên đường lao vào sao Thổ "tự vẫn".

    [​IMG]
    Bề mặt Titan với những hồ methane lỏng - (ảnh: NASA).

    Sau 20 năm với nhiều lần gia hạn nhiệm vụ, Cassini đã lao vào bầu khí quyển của sao Thổ để bị thiêu hủy hoàn toàn vào năm ngoái. Tuy nhiên phải mất một thời gian để các hình ảnh cuối cùng của nó về đến trái đất và được xử lý trước khi trình làng công chúng.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Siêu bão bụi mang dấu hiệu sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Share This Page