Số người chết liên quan đến bia rượu hiện rơi vào khoảng 3 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Con số này tương đương 5% trong tổng số người chết trên thế giới. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bia rượu và đồ uống có cồn đã gây ra cái chết cho khoảng 3 triệu người trên thế giới mỗi năm, tức khoảng 5% trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trước đó trong dữ liệu công bố năm 2016, có khoảng 2,3 triệu người chết là nam giới và gần 29% số ca tử vong do rượu gây ra, gồm tai nạn giao thông và tự tử. Các nhà khoa học nhấn mạnh nhóm tuổi thanh niên từ 20-39 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do rượu, chiếm tới 13,5% số ca trong tổng số người chết vì bia rượu. Đặc biệt tác hại của bia rượu gây ảnh hưởng lớn nhất tới người nghèo, những người vốn dĩ đã không có điều kiện chăm sóc y tế đầy đủ nhất. Nhóm tuổi thanh niên từ 20-39 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do rượu. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, tỷ lệ tử vong do bia rượu đã giảm đi khá nhiều, từ mức 5,9% hồi năm 2012 xuống chỉ còn 5,3% và giờ là 5%. Chuyên gia tại WHO Vladimir Poznyak chia sẻ, chính phủ các nước hiện vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc hạn chế tiêu thụ rượu bia. Mặc dù đã có những cảnh báo và hạn chế quảng cáo đồ uống có cồn nhưng đó chỉ là biện pháp vá víu và không hiệu quả về lâu dài. Ông cho rằng, gánh nặng sức khỏe do rượu bia gây ra đang lớn tới mức "không thể chấp nhận được". Poznyak kêu gọi chính phủ các nước cần có những chính sách mới hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu tình trạng tiêu thụ rượu bia quá mức của xã hội, gây lãng phí và tổn hại tới sức khỏe của chính người dân. Một cuộc khảo sát mới đây ước tính hiện có khoảng 2,4 tỷ người trên khắp hành tinh đang tiêu thụ rượu bia. Trong đó có khoảng 237 triệu nam giới và 46 triệu phụ nữ đang lạm dụng rượu bia quá mức. Nhưng bất ngờ nhất là lượng tiêu thụ rượu mạnh chiếm cao nhất (45%), bia (34%) và rượu vang với độ cồn thấp nhất (12%). Quan điểm về việc uống bia rượu có chừng mực là tốt của giới y khoa và cả người uống có thể đã mắc sai lầm. Theo tiến sỹ James Nicholls, giám đốc nghiên cứu và phát triển chính sách tại tổ chức Alcohol Concern (Anh) tiết lộ, việc tiêu thụ rượu tại châu Âu đang giảm dần nhưng nhìn chung, châu Âu vẫn là khu vực tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật cho người dân tại đây. Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố gần đây trên tạp chí Lancet đã kết luận rằng, quan điểm về việc uống bia rượu có chừng mực là tốt của giới y khoa và cả người uống có thể đã mắc sai lầm. Tác giả chính của nghiên cứu, Max Griswold khẳng định: "Chúng tôi nhận thấy, bia rượu không hề có lợi ích cho sức khỏe của bạn. Mức an toàn nhất mà chúng tôi quan niệm tốt cho sức khỏe, đó là không uống gì cả". Cũng theo nghiên cứu đó, việc uống hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 7%. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV