Bị ám ảnh bởi nỗi lo máy bay rơi, thang máy rớt

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Apr 8, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 411)

    Tôi luôn có ý nghĩa tiêu cực trong nhiều chuyện, như đi máy bay luôn sợ bị rơi; đi thang máy sợ thang máy rớt; đi tàu liệu có bị chìm.


    Tôi năm nay 25 tuổi, sức khỏe bình thường, công việc ổn định. Gần đây tôi cảm thấy mỏi mệt, khó ngủ, đôi lúc không thể tập trung vào công việc, tim đập mạnh, nhanh. Tôi tưởng có thể bị bệnh tim và đến Bệnh viện ĐH Y dược khám, kết quả làm tôi bất ngờ là hoàn toàn khỏe mạnh mà bệnh trạng chính là "rối loạn lo âu".

    Suy nghĩ lại thì tôi thấy rất đúng! Bất cứ chuyện gì tôi cũng nghĩ đến chuyện tiêu cực. Giao thiệp với ai tôi đều không tin tưởng, luôn nghĩ họ có lừa gạt hay làm hại mình không. Mặt khác, tôi luôn có ý nghĩa tiêu cực trong các chuyện khác, kiểu như đi máy bay sợ máy bay rơi. Đầu óc tôi luôn quay cuồng bởi những ý nghĩa đó. Quan trọng nhất là nghe đến những bệnh trạng ung thư hay phẫu thuật này nọ tôi lại càng sợ.

    Xâu chuỗi lại tất cả tôi thấy bệnh là do mình suy nghĩ mà ra. Tôi luôn cố gắng chống lại những ý nghĩ tiêu cực, tự an ủi mình, suy nghĩ tích cực hơn nhưng cũng không sao thoát được. Xin hỏi chuyên gia tôi phải làm gì, có cần đi bác sĩ tâm lý hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Hùng)

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: styleprofileonline

    Trả lời:

    Bệnh viện ĐH Y Dược chẩn đoán “rối loạn lo âu” cho bạn là đúng rồi. Bạn mệt mỏi, khó ngủ, không tập trung đôi lúc (ý bạn nói từng lúc, các bác sĩ hiểu là từng cơn), tim đập mạnh, nhanh và “tưởng có thể bị bệnh tim” thì bạn cũng đúng.

    Tự nhiên “giật mình”, không có lý do gì mà cơn lo xảy ra, tim đập mạnh và nhanh, cảm giác nặng ngực, sợ như thiếu hơi… chỉ là còn ở mức độ chung chung. Nếu bạn thêm sợ sệt tới mức toát mồ hôi, tay chân lạnh, phải cầu cứu người bên cạnh, hoặc chạy tới chỗ an toàn hơn thì ở mức độ năng hơn, tạm gọi là rối loạn lo âu lan tỏa (Generallized Anxiety Disorder = GAD).

    Khi “không tin tưởng, sợ bị gạt”, “nghĩ đến tiêu cực” “đầu óc quay cuồng” với các ý nghĩ lo sợ đó, có nghĩa là bạn đang bị ám ảnh. Bạn biết ý nghĩ đó không những không đúng mà còn “thúc ép” bạn nghĩ, nghiền ngẫm tới nó và không loại bỏ ra khỏi đầu mình được. Lúc này bạn đã bị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Trouble Obsessionel Compulsif = TOC – tiếng Pháp; hay Obsessive - Compulsive Disorder = OCD – tiếng Anh) chứ không đơn thuần là “rối loạn lo âu” như chẩn đoán trên nữa.

    Các triệu chứng rối loạn lo âu, ám ảnh, ám ảnh cưỡng chế, hoảng loạn từng cơn (bạn không có triệu chứng này) thường hiện diện, chồng lấn nhau, tùy biểu hiện nào nhiều và “nổi trội” hơn cho ra các hướng chẩn đoán rõ hơn.

    Bạn nên đến Bệnh viện Tâm thần TP HCM khám và điều trị. Chắc chắn bạn phải dùng thuốc chuyên khoa và sẽ được kết hợp với trị liệu tâm lý từ các bác sĩ chuyên khoa tâm thần và cử nhân tâm lý tại đây.

    Chúc bạn mau lành bệnh và làm việc hiệu quả hơn.

    Bác sĩ CKII Phạm Văn Trụ
    Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bị ám ảnh bởi nỗi lo máy bay rơi, thang máy rớt

Share This Page