Nỗi buồn và niềm hy vọng của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 17, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 128)

    Chương trình tư vấn hiếm muộn "Gieo mầm hạnh phúc" do Báo VnExpress phối hợp với đội ngũ chuyên gia bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội tổ chức trong hai tuần qua (từ 5-17/9) đã nhận hơn 1.500 câu hỏi từ độc giả. Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) đã nghiên cứu câu hỏi từ độc giả VnExpress và nhận định bệnh nhân vô sinh hiếm muộn không những đang ngày càng trẻ hóa mà bệnh lý cũng vô cùng phức tạp. Bên cạnh số lượng lớn người đã trên 40-50 tuổi, nhiều bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 25-27 đã mắc phải căn bệnh này. Theo các số liệu thống kê, ước tính Việt Nam đang có khoảng một triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó có 50% cặp vô sinh ở độ tuổi dưới 30.

    [​IMG]

    Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng nghiên cứu các câu hỏi do độc giả VnExpress gửi về chương trình tư vấn vô sinh hiếm muộn "Gieo mầm hạnh phúc".

    Bên cạnh những câu hỏi gửi về từ khắp mọi miền đất nước, chương trình còn thu hút sự quan tâm của các bệnh nhân hiếm muộn đang sống ở nước ngoài. Đơn cử trường hợp chị M.D cùng chồng người Hàn đã mong con 5 năm. Chị bị tắc vòi trứng, từng làm thụ tinh trong ống nghiệm ở Hàn được 4 lần nhưng đều thất bại không rõ nguyên nhân. Anh C.N (40 tuổi, sống ở Liên bang Nga) mong con 11 năm, đi khám được chẩn đoán tinh trùng yếu, vợ 43 tuổi dự trữ buồng trứng kém. Hai vợ chồng anh đã làm thụ tinh nhiều lần nhưng vẫn chưa đón được con yêu. Chị Cathy Ng. (27 tuổi), chị U.B (45 tuổi), hiện sống ở Mỹ, cũng nhiều lần điều trị hiếm muộn thất bại, vô cùng tốn kém... Họ đều mong muốn trở về Việt Nam, đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Tâm Anh điều trị.

    Chị V.T.M (Hải Dương) bị dị tật tử cung (kém phát triển, luôn ở dạng tử cung của trẻ em với hình dáng nhỏ bé, không có kinh...). Bác sĩ đã chỉ định cắt bỏ tử cung nhưng vì khao khát lập gia đình và có con nên vẫn cố gắng giữ lại, chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài mỗi tháng. Dẫu biết cơ hội mang thai là rất mong manh, nhưng bệnh nhân vẫn mong chờ điều kỳ diệu của khoa học. Để đổi lấy một cơ hội nhỏ nhoi, chị sẵn sàng chấp nhận thử nghiệm những phương thức hỗ trợ sinh sản mới.

    Có chị gửi thư về với ước mong da diết đến khắc khoải: "Em có cơ hội một lần trong đời được mang thai và chào đón con yêu của mình không?". Người phụ nữ ấy 38 tuổi, sống ở Vĩnh Phúc, mổ nội soi polyp cổ tử cung và bóc tách u nang lạc nội mạc tử cung, chỉ số AMH rất thấp - chỉ 1.5. Chị từng làm IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) 3 lần, IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) 2 lần nhưng đều thất bại, kinh tế gia đình kiệt quệ vì vay mượn cho những lần điều trị trước đây.

    Bên cạnh các câu hỏi của độc giả nữ, chương trình còn nhận nhiều câu hỏi, thắc mắc từ phía nam giới về nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn, cách thức giúp chữa trị hiệu quả để hai vợ chồng sớm có con.

    "Đây là một điều rất đáng ghi nhận, chứng tỏ thái độ và nhận thức của phái mạnh đã tiến bộ hơn nhiều, không còn đổ lỗi vô sinh hiếm muộn lên đầu người vợ. Chương trình cũng ghi nhận nhiều người bệnh đã cởi bỏ tâm lý e ngại, chủ động tìm hiểu thông tin tích cực", bác sĩ Lê Hoàng đánh giá.

    Chẳng hạn, câu chuyện của anh V.T.D (38 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội). Vợ anh năm nay 43 tuổi nhưng cứ sinh ra là con mất. Một cháu bị thoát vị cơ hoành, mất năm 2011, còn một cháu phát hiện bị nhiễm sắc thể 18 và thoát vị rốn khi mang thai đến tháng thứ 7. Cháu mất ngay khi mổ đẻ vào năm 2016. Vợ chồng đã IVF hai lần nhưng đều không thành và đang muốn đến IVFTA cố thêm lần cuối cùng.

    Có trường hợp vợ chồng kết hôn hơn 10 năm, vợ từng mổ bóc tách u nang bì hai bên buồng trứng và mổ thông tắc hai vòi, chồng tinh trùng yếu, đã làm IUI 5 lần, IVF 4 lần đều thất bại. 12 năm chạy chữa, 9 lần đi vay ngân hàng để "tìm con", gia đình rơi vào khánh kiệt. Vậy mà anh chị vẫn quyết dốc hết khả năng tài chính còn lại để đến Tâm Anh làm IVF.

    Theo bác sĩ Lê Hoàng, hầu hết bệnh nhân tìm đến với Tâm Anh đã quá mệt mỏi với hành trình "tìm con" hàng thập kỷ. Do đó, dù là những ca rất khó như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh lý phức tạp hay những ca mà các nơi khác đã từ chối điều trị... bệnh viện vẫn nhận.

    "Chúng tôi không 'chê' bệnh nhân nào, kể cả những ca khó nhất. Họ đặt hết niềm hy vọng cuối cùng vào IVFTA. Nếu tôi từ chối, họ biết đi đâu?", vị bác sĩ trăn trở.

    [​IMG]

    Bác sĩ Lê Hoàng (giữa) đang mổ điều trị cho bệnh nhân vô sinh hiếm muộn.

    Trong những năm gần đây, thực trạng vô sinh hiếm muộn đang diễn biến phức tạp, gây nhiều hệ lụy. Thống kê của công ty luật Mckinley Irvin uy tín hàng đầu khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương chỉ ra rằng tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng không có con cao hơn 40% so với những gia đình có con. Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng thực tế cũng có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ từ nguyên nhân không con cái.

    Với 20 năm kinh nghiệm điều trị cho hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, bác sĩ Lê Hoàng thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tinh thần lẫn vật chất để họ an tâm điều trị. Bệnh viện quan tâm từ những vấn đề nhỏ nhất như sự thoải mái, riêng tư của người bệnh, đến chia sẻ về gánh nặng tài chính thông qua chương trình trả góp không lãi suất dành cho khách hàng điều trị hiếm muộn.

    "Tất cả những điều đó nhằm giúp bệnh nhân có thêm động lực, sự tin tưởng vào bản thân cũng như quá trình chữa bệnh, tin tưởng vào nơi điều trị và các bác sĩ khám chữa cho mình, từ đó tăng thêm cơ hội có con", bác sĩ nhấn mạnh.

    Nhiều trường hợp tìm đến IVFTA đã ra về cùng "quả ngọt". Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, dưới sự dẫn dắt của Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay tại Việt Nam. Trung tâm còn sở hữu các trang thiết bị, phòng LAB hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, IVFTA liên kết chặt chẽ với các chuyên khoa khác như nam khoa, sản khoa, nhi khoa - nhi sơ sinh... để chăm sóc người bệnh từ khâu thăm khám đầu tiên đến khi em bé chào đời khỏe mạnh. Tỷ lệ chữa trị thành công trung bình 53% và 80% đối với phụ nữ dưới 30 tuổi.

    Lộc An


    Nhằm san sẻ nỗi lo tài chính với bệnh nhân điều trị hiếm muộn, IVFTA đã triển khai chương trình trả góp không lãi suất trong vòng 6 tháng khi điều trị ở bệnh viện, với chi phí từ 3 triệu đồng trở lên. Độc giả quan tâm đến chương trình khám, điều trị vô sinh hiếm muộn trả góp lãi suất 0% có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 18006858 để được tư vấn chi tiết.


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nỗi buồn và niềm hy vọng của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn

Share This Page