Nhiếp ảnh gia Paul Harmon đặt chân đến vùng đồng bằng trũng thuộc lưu vực sông Murray-Darling tại bang New South Wales, Australia. Tại nhánh sông này, nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó đã “nuôi dưỡng” ngành nông nghiệp trong hàng ngàn năm qua. Nhưng với sự khai thác quá mức, nhánh sông này đang dần cạn kiệt. Những bức ảnh sáng tạo của tác giả đã truyền tải một thông điệp vẻ đẹp hùng vĩ của mẹ thiên nhiên và những tác động khủng khiếp do nhu cầu quá mức của con người. Chuỗi những bức ảnh của Paul Harmon giới thiệu cảnh quan của vùng tây bắc bang New South Wales. Mỗi bức ảnh được ghép lại từ khoảng 120 bức ảnh khác nhau, chúng được quay bằng máy bay không người lái từ độ cao 2 đến 3km. Bức ảnh này đã tiết lộ “mặt xấu” của nông nghiệp, việc xây dựng đập nhân tạo hỗ trợ việc nuôi gia súc làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Bức ảnh được chụp dọc theo vùng đồng bằng của lưu vực Murray-Darling. Nói lên sự phụ thuộc của con người vào nước. Vùng đất được chụp ảnh bao gồm nhiều địa bàn truyền thống của những thổ dân Wayilwan, Euahlayi, Ngemba và Barkandji. Trong hàng chục ngàn năm, các con sông đã cung cấp thức ăn và đời sống tinh thần cho người dân bản địa sống dọc theo 2 bờ sông. Nền nông nghiệp được quy hoạch và định hình trên vùng đồng bằng sông. Bức ảnh được chụp tại Barkandji. “Hùng vĩ và sợ hãi”, con sông này đã bị hút cạn trong vòng 6 năm qua. Bức ảnh này cũng được chụp tại Barkandji. Nhánh sông bị khai thác quá mức và các nhà khoa học cho rằng nó không thể tự hồi phục được nữa. Một nhánh sông tại Wayilwan. Chỉ còn lại số ít trang trại trồng bông dọc theo nhánh sông cạn kiệt nước. Bức ảnh cuối cùng nhiếp ảnh gia Paul Harmon gửi đi thông điệp về “sự quý giá của nước và sự suy giảm của hệ thống sông Murray-Darling”. Các dân cư trên thế giới hãy cùng nhau bảo vệ nguồn nước. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV