Thế giới tự nhiên luôn khiến chúng ta bất ngờ, và những sự thật trong bài này đảm bảo sẽ giúp bạn hiểu được điều đó. Sinh vật trên quả đất này thì quả là muôn hình vạn trạng. Những con thú, chim chóc, côn trùng bạn nhìn thấy mỗi ngày, thực chất bên trong lại có rất nhiều điểm thú vị mà dám chắc rằng bản thân bạn chưa từng hiểu được. Lấy ví dụ là mật ong nhé. Để có được một hũ mật cỡ nhỏ, thì 22.700 con ong phải làm việc quần quật hết cả một đời - sự thật này bạn đã nghe đến bao giờ chưa? Dưới đây là những sự thật tương tự như vậy, để bạn hiểu rằng thế giới sinh vật không bao giờ hết những điều bất ngờ. 1. Nhện có thể phân thân như... Naruto Khi cảm thấy gặp nguy hiểm, Cyclosa sẽ tạo ra một phân thân bằng chất nhày để thoát thân. Ít nhất thì đó là khả năng của loài nhện Cyclosa (còn gọi là nhện dệt cầu), sinh sống chủ yếu tại Peru. Nếu đã từng đọc Naruto, hẳn bạn cũng không lạ gì thuật phân thân đúng không? Đây là thuật mà người dùng có thể tạo ra bản sao của chính mình. Và nhện Cyclosa thực sự làm được điều đó. Khi cảm thấy gặp nguy hiểm, Cyclosa sẽ tạo ra một phân thân bằng chất nhày giống như sốt mayonnaise, với hình dạng trông y như bản thân. Bên trong đó được bọc lá cây, hoặc các con mồi nó đã săn được từ trước. Dĩ nhiên, phân thân này không thể cử động được như trong truyện, nhưng nó có nhiệm vụ thu hút sự chú ý của kẻ địch, trong khi chính chủ trốn vào trong góc cho an toàn. 2. Nấm thông minh hơn bạn tưởng: chúng di chuyển, biết lên kế hoạch, và ăn uống có chế độ đàng hoàng Loài nấm này có thể tìm ra con đường ngắn nhất để "mọc" dần đến đích. Đó là trường hợp của loài nấm có tên khoa học là Physarum polycephalum. Các nhà khoa học tin rằng chúng có một dạng trí tuệ đặc biệt, bởi qua các thử nghiệm, chúng dường như có thể "nghĩ", thậm chí biết tự lên kế hoạch luôn. Cụ thể, loài nấm này có thể tìm ra con đường ngắn nhất để "mọc" dần đến đích (chính là đồ ăn). Chúng cũng nhớ được con đường ấy, và sau đó lặp lại các hành động tương tự. Đáng chú ý, trí tuệ của chúng có lẽ được sánh ngang với các loài như kiến và ong (các loài côn trùng được đánh giá là thông minh), bất chấp sự thật là chúng chẳng có nổi một hệ thần kinh nào dù là cơ bản nhất. Ngoài ra, loài nấm này còn chọn lọc chế độ ăn đàng hoàng. Chúng cân bằng giữa carbohydrate và protein, sao cho quần thể có được "sức khỏe" tốt nhất. 3. Chó thực sự biết yêu Chó biết yêu và cũng cảm thấy nhớ nhung. Đây thực sự là điều đã được khoa học chứng minh. Khi chó có tình cảm đặc biệt với sinh vật khác - dù là người, mèo hay đồng loại - não của chúng tiết ra oxytocin, loại hormone mang lại cảm giác như khi con người ôm và hôn vậy. Chó biết yêu, và giống như loài người, chúng cũng cảm thấy nhớ nhung, và dễ cảm thấy cô đơn. 4. Cuộc di cư nổi tiếng của loài cua đỏ đảo Giáng Sinh có thể xem được kể cả khi bạn ở vũ trụ Mỗi cuộc di cư như vậy có đến hơn 100 triệu con cua tham gia. Hàng năm vào tháng 11-12, hòn đảo Giáng Sinh của Úc lại xảy ra một hiện tượng mà có lẽ đôi lần bạn đã từng nghe. Đó là khi hàng triệu con cua đỏ của đảo bắt đầu di chuyển, tạo ra một cuộc di cư với quy mô khổng lồ. Ước tính, mỗi cuộc di cư như vậy có đến hơn 100 triệu con cua tham gia. Chúng di chuyển từ rừng đến bờ biển để giao phối, tạo ra một... tấm chăn đỏ rực những con đường trên hòn đảo này. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ xem được cảnh tượng ấy khi đang ngồi trên... vũ trụ chưa? Hóa ra là được, với công nghệ Street View của Google. Nó cho phép bạn xem được những bức ảnh thực tế nhất ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ cần có kết nối mạng là được (dĩ nhiên là trạm vũ trụ ISS có kết nối internet rồi). 5. Loài bò có cả một phi đội bạn thân Để những đôi bạn bò ở cùng với nhau cũng là một cách để tăng sản lượng sữa chúng tạo ra. Tình bạn là thứ thực sự tồn tại trong thế giới động vật, và loài bò là minh chứng rõ rệt nhất. Theo Krista McLennan - chuyên gia sinh học từ Anh Quốc, bò có thể cảm thấy rất gắn bó với đồng loại lớn lên cùng chúng, và sẽ cảm thấy cực kỳ căng thẳng khi bị tách ra. Để những đôi bạn bò ở cùng với nhau cũng là một cách để tăng sản lượng sữa chúng tạo ra - đó là kết luận qua nghiên cứu của McLenna. Kể cả khi cho chúng sang một đàn mới, nếu vẫn được ở cùng nhau thì chẳng có hiệu ứng gì tiêu cực xảy ra cả. 6. Chim chóc cũng biết say Khi say, chim sẽ hót ở một tông khác. Trong một thí nghiệm trên chim manh manh (zebra finch), các chuyên gia từ ĐH Oregon đã xác nhận rằng loài chim này thực sự biết say, và cái sự say ấy thậm chí còn khiến chúng trở nên... lè nhè ngay cả trong giọng "hót". Cụ thể thì khi say, chúng hót ở một tông khác, vần điệu cũng lệch khỏi quy chuẩn thường thấy. Trên thực tế ở ngoài tự nhiên, các loài chim rất hiếm khi cho thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi cồn (đến từ các loại quả lên men). Nhưng qua thí nghiệm thì hóa ra chúng vẫn bị say, với các triệu chứng như mất khả năng kiểm soát vận động, thậm chí còn khó đứng vững, giống hệt như con người. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV