Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong nửa thập kỷ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 5, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 151)

    Kháng kháng sinh diễn ra khi các loại vi khuẩn tự biến đổi nhằm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Cơ chế kháng này gồm nhiều dạng, có thể lan rộng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác và đe dọa tính mạng con người qua những vết thương tưởng chừng rất nhỏ bé.

    Dưới đây là năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong 5 năm qua, theo ABC.

    Vi khuẩn kháng cực mạnh Salmonella typhi

    Salmonella typhi có khả năng lây lan rộng bệnh thương hàn cho 21 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 223.000 ca tử vong mỗi năm. Tháng 11/2016, Pakistan ghi nhận một đợt bùng phát Salmonella typhi khiến 858 trường hợp nhiễm bệnh và bốn người tử vong ở cùng một tỉnh. Hiện nay, duy nhất kháng sinh đường uống azithromycin có tác dụng với Salmonella typhi.

    Salmonella typhi chuyển từ đa kháng (kháng ít nhất 3 nhóm) tới kháng cực mạnh (kháng tất cả trừ hai nhóm kháng sinh) do chứa plasmid, một đoạn ADN mang gen kháng thuốc. Nếu tìm được plasmid khác, Salmonella typhi sẽ vô hiệu nốt hai nhóm kháng sinh cuối cùng.

    Vi khuẩn kháng cực mạnh Mycobacterium tuberculosis

    [​IMG]

    Vi khuẩn lao khiến 1,7 triệu người tử vong mỗi năm. Ảnh: WW.

    Vi khuẩn lao ẩn sâu trong tế bào cơ thể người. Để chữa lao, bệnh nhân cần tới 6 tháng điều trị liên tục bằng 4 loại thuốc kháng sinh.

    Ước tính khoảng 6% đến 13% ca nhiễm lao mới thuộc loại đa kháng, phổ biến nhất ở châu Âu và Nga. Vi khuẩn đa kháng kéo dài thời gian điều trị (từ 18 đến 24 tháng), gây tốn kém và tổn hại cho thận cũng như các cơ quan khác. Hơn nữa, tỷ lệ điều trị thành công chỉ đạt 30% nên việc vi khuẩn lao lan rộng tới hơn 123 nước là rất đáng báo động.

    Vi khuẩn toàn kháng Klebsiella pneumoniae

    Phế trực khuẩn Klebsiella pneumoniae có nhiều trong da, ruột, đất và kéo tới nhiều loại bệnh nhiễm trùng chết người khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì chủng vi khuẩn này rất phổ biến ở các bệnh viện nên nó trở thành một trong những mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng.

    Năm 2013, có 8.000 trường hợp ở Mỹ được báo cáo là xuất hiện đa kháng liên quan tới Klebsiella pneumoniae, 50% số ca phát triển thành nhiễm trùng máu tử vong. Đến năm 2016, loại vi khuẩn này kháng tất cả 26 loại kháng sinh thông dụng.

    Vi khuẩn toàn kháng Pseudomonas aeruginosa

    [​IMG]

    Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi. Ảnh: ABC.

    Đặc tính của Pseudomonas aeruginosa tương tự Klebsiella pneumoniae. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 51.000 ca nhiễm vi khuẩn này, trong đó 400 ca tử vong.

    Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc xơ nang. Năm 2013, hơn 42% bệnh nhân xơ nang nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính được điều trị bằng colistin, “hàng rào phòng thủ” kháng sinh cuối cùng do vi khuẩn này kháng tất cả các thuốc kháng sinh khác hiện có.

    Vi khuẩn kháng cực mạnh Neisseria gonorrhoeae

    Thế giới có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu do nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trong đó khoảng một phần ba kháng ít nhất một loại kháng sinh. Gần đây, y văn còn ghi nhận một chủng khuẩn mới kháng tất cả trừ một loại kháng sinh. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi bệnh lậu lây lan nhanh, nhất là ở người có nhiều bạn tình.

    Dù không nguy hiểm tới tính mạng, bệnh lậu dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài như vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu, khiến bệnh nhân sốc nhiễm trùng và tử vong.

    Các vi khuẩn có thể tự biến đổi hoặc truyền gen kháng kháng sinh cho lẫn nhau. Vì vậy, theo thời gian, mọi chủng vi khuẩn sẽ kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, con người vẫn có cơ hội giảm khả năng này nếu sử dụng kháng sinh hợp lý, đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh, vắcxin cũng như công cụ chẩn đoán mới.

    Phúc Lương

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong nửa thập kỷ

Share This Page