Quan niệm xế hộp màu đen trở thành “phòng xông hơi" vào mùa hè liệu có đúng?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 4, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 136)

    Với những ai đang sở hữu một chiếc xế hộp màu đen, họ rất quan tâm tới việc liệu xe của họ có nóng hơn xe màu khác hay không nếu phải phơi mình ngoài trời nắng mùa hè? Quả thực họ đã lo lắng đúng về điều này.

    Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao những chiếc xế hộp khi phải phơi mình dưới ánh nắng mặt trời gay gắt của ngày hè lại trở thành một "phòng xông hơi" đúng nghĩa. Hóa ra, chúng lại có mối liên hệ khá tương đồng với cách bạn vẫn lựa chọn quần áo sáng màu để tránh nắng.

    Lâu nay chúng ta đều biết rằng, màu tối sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn từ ánh sáng Mặt Trời trong khi quần áo màu sáng sẽ phản chiếu tốt hơn. Quan niệm đó hóa ra cũng được áp dụng trên cả những chiếc xe hơi.

    [​IMG]
    Những chiếc xe sơn màu bạc và các màu sơn khác không phải là màu đen có thể làm tăng hiệu quả chống nóng cho xe.

    Trong giai đoạn 2008-2009, tiểu bang California, Mỹ đã tính đến việc cấm bán xe hơi màu đen, không phải vì lo lắng cho sự thoải mái của cư dân mà vì lo ngại những tác động môi trường không thuận lợi từ việc xe đen hấp thụ nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời.

    Theo một nghiên cứu hồi năm 2011 do Phòng thí nghiệm công nghệ năng lượng môi trường Berkeley Lab thực hiện, những chiếc xe sơn màu bạc và các màu sơn khác không phải là màu đen có thể làm tăng hiệu quả chống nóng cho xe. Nghiên cứu đã thử nghiệm trên hai chiếc xe Honda Civic màu bạc và màu đen. Họ phát hiện thấy, những chiếc xe có màu bạc sáng màu hơn phản chiếu khoảng 60% ánh sáng Mặt Trời so với những chiếc xe tối màu.

    Hiệu quả từ khả năng phản xạ ánh sáng Mặt Trời giúp giảm 2% nhiên liệu phục vụ cho bật điều hòa trong xe, giảm 1,9% lượng CO2 phát thải ra môi tường và 1% lượng khí thải độc hại khác phát ra từ một chiếc xe có nước sơn màu đen.

    Hay trong một thử nghiệm hồi năm 2015 của trang Autotrader, họ đã thử nghiệm hai chiếc xe hơi màu đen và trắng phơi mình ngoài trời hè nóng nực tại Georgia, Mỹ. Kết quả cho thấy, nhiệt độ bên trong chiếc xe màu đen nóng khủng khiếp lên tới 54 độ C, trong khi chiếc xe màu trắng chỉ là 45 độ C.

    Sau đó là một thử nghiệm khác nhằm kiểm tra khả năng làm mát của hệ thống điều hòa trong hai chiếc xe màu đen và trắng. Không bất ngờ khi hệ thống làm mát đã kéo nhiệt độ bên trong xe màu trắng xuống khoảng 28 độ C chỉ sau 10 phút. Cùng khoảng thời gian đó, điều hòa của chiếc xe màu đen chỉ kịp làm mát xuống 32 độ C.

    Một thử nghiệm khác của kênh YouTube BuzzFeedBlue cũng đặt hai chiếc xe đen và trắng ngoài trời nắng. Kết quả cho thấy nhiệt độ bề mặt chiếc xe đen tăng lên tới 76 độ C, trong khi chiếc xe trắng chỉ là 58 độ C.

    [​IMG]
    Thử nghiệm cho hai chiếc xe màu đen và màu trắng phơi nắng cùng lúc.

    [​IMG]
    Chiếc xe đen có nhiệt độ lên tới 76 độ C.

    [​IMG]
    Còn xe trắng chỉ ở mức 58 độ C.

    Giới lập pháp cho rằng, một chiếc xe hơi nóng hơn sẽ đòi hỏi phải dùng nhiều năng lượng hơn để làm mát và giữ lạnh bên trong xe. Điều này làm lãng phí nhiên liệu, tăng lượng khí thải độc hại phát ra từ một chiếc xe,

    Do đó việc giảm số lượng xe hơi màu đen trên đường có thể góp phần giảm lượng khói và khí nhà kính phát thải ra môi trường, chống lại sự nóng lên toàn cầu. Mặc dù bang California cuối cũng vẫn không thông qua luật trên nhưng có lẽ mỗi người dân phải nhận thức được điều này để giảm hiệu ứng nhà kính.

    Một chiếc xe phải phơi mình dưới ánh sáng Mặt Trời trực tiếp sẽ nóng lên nhanh chóng, đạt nhiệt độ cao và giữ nhiệt lâu hơn so với một chiếc đỗ trong bóng râm.

    Như vậy có thể tạm kết luận, quan niệm về việc xe hơi có màu đen hoặc các dạng màu tối dễ nóng hơn vào mùa hè là hoàn toàn đúng. Do đó nếu có thể, bạn nên sử dụng các tấm chắn nắng có khả năng phản xạ ánh sáng Mặt Trời cho xe.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Quan niệm xế hộp màu đen trở thành “phòng xông hơi" vào mùa hè liệu có đúng?

Share This Page