Những khả năng siêu hạng của các bộ tộc như lặn 13 phút dưới nước mà không cần bình oxy, mắt tinh gấp 4 lần người thường, chạy đường dài không biết mệt, sống thọ gần 120 tuổi hay miễn nhiễm với ung thư… chắc chắn sẽ khiến bạn ngưỡng mộ và mơ ước. Tuy chưa có lời giải thích chính xác nhất nhưng theo các nhà khoa học, những khả năng đặc biệt của các tộc người này phần lớn là do chế độ ăn, môi trường và lối sống. Kalenjin: Bộ tộc có khả năng chạy đường dài tốt nhất Kalenjin là bộ tộc nằm ở phía tây của Kenya - quê hương của những vận động viên chạy marathon xuất sắc nhất thế giới. Những người Kalenjin được biết đến với một chế độ ăn rất ít tinh bột, nhưng nguồn năng lượng của họ lại rất dồi dào. Tuy chưa có lời giải thích chính xác nhất nhưng theo các nhà khoa học, những khả năng đặc biệt của các tộc người này phần lớn là do chế độ ăn, môi trường và lối sống. Bajau: Những thợ lặn siêu hạng nhất thế giới Bajau - những thợ lặn siêu hạng nhất thế giới. (Ảnh: Listverse.) Bộ lạc Bajau, Indonesia được biết đến với tên gọi “dân du mục trên biển”. Những ngư dân Bajau có thể nhịn thở 13 phút và lặn sâu 70 m. Sở dĩ, có được một khả năng đặc biệt như vậy là vì người Bajau thường có lá lách to hơn những người khác. Thậm chí một số người đặc biệt còn có lá lách to hơn 50% so với người bình thường. Các nhà khoa học đến từ Đại học Cambridge giải thích, lá lách to khiến cho những người này tiêu tốn ít oxy ở dưới nước bởi vậy họ có thể lặn sâu và lâu hơn người thường. Moken: Bộ lạc mắt tinh dưới nước Moken cũng là một bộ lạc vùng biển, sống ở miền tây Thái Lan. Bộ lạc với làn da bánh mật khỏe khoắn sở hữu một đôi mắt rất tinh tường khi gặp nước. Cụ thể, những em bé Moken có thể nhìn rõ một vật cách xa khoảng vài mét trong môi trường nước. Moken- Bộ lạc mắt tinh dưới nước. (Ảnh: Listverse) Anna Gislen, một nhà khoa học thuộc Đại học Lund (Thụy Điển) đã đến đây sinh sống và nghiên cứu. Theo Anna Gislen, trẻ em của bộ lạc Moken có thị lực tuyệt vời, tầm nhìn tốt hơn gấp 2 lần so với trẻ em châu Âu. Các em nhỏ có thể bắt sò, chai, hải sâm dù ở độ sâu 3,4 m và có thể xác định được những vật thể nhỏ 1,5 mm. Tuy nhiên, người trưởng thành của bộ lạc lại không có được khả năng này. Dù đã dày công nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được đáp án chính xác. Sherpa: Những siêu nhân leo núi Sống ở dãy Himalaya đã hơn 6000 năm, người dân bộ lạc Sherpa có khả năng thích nghi với môi trường cực lạnh với nồng độ oxy thấp. Leo núi đối với người bình thường sẽ rất khó khăn dù là bất cứ ngọn núi nào, nhưng với người dân Sherpa thì đây là một nhiệm vụ quá dễ dàng để thực hiện. Sherpa - nững siêu nhân leo núi. (Ảnh: Listverse). Chính vì kinh nghiệm và khả năng đặc biệt, nhiều đoàn leo núi khi muốn chinh phục đỉnh Everest đã luôn tìm đến những hướng dẫn viên chuyên nghiệp của bộ lạc Sherpa. Fore: Rùng rợn bộ tộc ăn thịt người Các nhà khoa học phát hiện, bộ tộc Fore ở Papua New Guinea có khả năng kháng lại một số bệnh thần kinh nhờ ăn não người. Fore có tục ăn thịt người, đàn ông ăn da, còn phụ nữ và trẻ em sẽ ăn não. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lây lan dịch bò điên kuru làm cho những người mắc bệnh trở nên điên loạn và tấn công người xung quanh. Dịch bệnh đã khiến dân số bộ lạc giảm 2%. Fore là bộ tộc ăn thịt người. (Ảnh. Listverse) Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện, ăn não người đã giúp cho những người này có đề kháng rất tốt với những bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Tsimane: Tộc người có trái tim khỏe nhất Một dữ liệu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2015 cho thấy, khoảng 90% dân số của bộ lạc Tsimane ở Bolivia không có biểu hiện của bệnh tim mạch. Đây là một kết quả rất bất ngờ. Tsimane là tộc người có trái tim khỏe nhất. (Ảnh: Listverse). Tộc người Tsimane sống trong các khu rừng nhiệt đới, họ sinh sống chủ yếu dựa vào việc canh tác, trồng trọt và săn bắn. Chế độ ăn thường ít chất béo và protein, nhiều rau xanh, hoa quả kết hợp lao động liên tục trong nhiều giờ. Các nhà khoa học cho rằng môi trường và lối sống là hai yếu tố giúp Tsimane hạn chế được bệnh tim mạch. Hmong: Những người giao tiếp bằng tiếng sáo Người Hmong ở Trung Quốc sống dưới chân dãy Himalaya với khoảng cách khá xa nhau bởi vậy họ đã tìm đến và giao tiếp với nhau qua tiếng sáo. Những người yêu nhau đã gửi tâm tư vào tiếng sáo để bày tỏ. Nhưng tiếng sáo không thể xác định rõ ràng như giọng nói con người vì thế cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Việc huýt sáo tỏ tình đặc biệt rất phù hợp với những người yêu muốn được giấu mình khi bày tỏ với đối phương. Những người Hmong thường giao tiếp bằng tiếng sáo. (Ảnh: Listverse) Một số bộ lạc khác ở Amazon cũng sử dụng tiếng sáo để giao tiếp khi đi săn bắn trong rừng. Theo họ, đây là cách an toàn và không khiến cho con mồi bị giật mình. Thổ dân Úc với thị lực tuyệt vời Các nhà khoa học cho biết, một số thổ dân Úc có thị lực tốt gấp 4 lần so với người bình thường. Những trường hợp đặc biệt được tuyển chọn vào quân đội Úc vì có thể quan sát kẻ thù ở một khoảng cách rất xa. Họ cũng được giao nhiệm vụ phát hiện thuyền của những người nhập cư bất hợp pháp ở vùng biển nước này. Thổ dân Úc với thị lực tuyệt vời. (Ảnh: Listverse) Tuy nhiên do một số yếu tố như vệ sinh kém và bệnh tiểu đường, những thổ dân trên 40 tuổi dễ bị mù gấp 6 lần so với những người khác. Okinawa: Những người sống thọ nhất thế giới Người Okinawa, Nhật Bản được cho là những người sống lâu nhất thế giới với rất nhiều trường hợp có tuổi vượt qua con số 100. Năm 2013, người đàn ông có tên Jiroemon Kimura, ở vùng Kyotango qua đời ở tuổi 116 và cũng là sống lâu nhất được ghi nhận tới thời điểm đó. Okinawa là nơi có những người sống thọ nhất thế giới. (Ảnh: Listverse) Các nhà khoa học cho rằng, bí quyết sống thọ của người dân vùng này chính là một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt nhiều cá và rau tươi. Chế độ ăn này sau đó cũng được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản. Cộng đồng người lùn Laron miễn nhiễm với ung thư và bệnh tiểu đường Cộng đồng người lùn Laron miễn nhiễm với ung thư và bệnh tiểu đường. (Ảnh: Listverse) Ở một vùng xa xôi của Ecuador, một số người dân đã bị hội chứng Laron khiến họ không thể cao quá 1 m. Nhưng chính đột biến này lại khiến họ có thể sống lâu và khỏe mạnh hơn. Thậm chí Tiến sĩ Jaime Guevara-Aguirre sau khi lấy dữ liệu và làm xét nghiệm còn bất ngờ hơn, khi ông phát hiện rằng, họ hoàn toàn miễn nhiễm với hai căn bệnh nan y của nhân loại là ung thư và tiểu đường. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV