Cơ chế hình thành sỏi thận là một quá trình chuyển hóa phức tạp. Bạn không thể ngăn được bệnh nhưng có thể hạn chế. Chế độ ăn - Hạn chế thức ăn chứa nhiều oxalate như chocolate, trà, hạt hạnh nhân... tạo sỏi oxalate. - Chất citrat có tác dụng ngăn quá trình tạo sỏi, mà chất này có trong chanh, cam quýt, cà chua. Vì thế, ăn các loại quả này góp phần hạn chế hình thành sỏi. - Không ăn mặn, natri có trong muối (Nacl). Ăn mặn làm tăng tăng canxi trong máu và nước tiểu. Nếu tăng 100 mmol nacl trong thức ăn thì nước tiểu bài tiết tăng 25 mg canxi. Ngoài ra ăn nhiều natri sẽ làm giảm citrat (chất ngăn tạo sỏi). Lượng muối ăn hàng ngày nên ít hơn 2 g. - Không ăn nhiều thịt (protein), đặc biệt ở người bệnh gút bởi làm tăng acid uric máu, gây tạo sỏi urat. Ăn nhiều thịt cũng làm cơ thể quá tải chất purin tăng bài tiết acid uric. Chất purin có nhiều trong cá khô, thịt khô. Ăn nhiều thịt làm tăng oxalate tạo sỏi oxalate. Uống nhiều nước Lượng nước uống hàng ngày trên 2 lít, không nên đợi khát nước thì mới uống. Nghiên cứu cho thấy uống nhiều nước giúp hạn chế được 50% sỏi thận tái phát Không bị viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu nhiều là nguyên nhân gây sỏi thận bùn (sỏi struvit). Năng vận động Vận động sẽ hạn chế lắng đọng nước tiểu trong cơ thể là yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Tiến sĩ, bác sĩ Dương Văn Trung Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress