Nhờ sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ trong suốt gần 6 thập kỷ, Trung Quốc đã biến một sa mạc khô cằn thành thảm rừng rộng hơn 7000ha. Đây là sa mạc Saihanba nằm ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, nơi cách thủ đô Bắc Kinh chừng 400km về phía bắc. Nơi này từng là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho gia đình Hoàng tộc vào thời kỳ phong kiến, nhưng đến khoảng cuối thời nhà Thanh, nó đã trở thành sa mạc do nạn chặt phá rừng nghiêm trọng. Độ che phủ của rừng tại khu vực này hiện đã lên tới 80%. Thảm rừng xanh rộng tới 7400 ha phủ khắp sa mạc. Sự phát triển mở rộng của sa mạc Saihanba đã dẫn tới nhiều vấn đề về môi trường, ảnh hưởng tới những thành phố lân cận, trong đó có cả thủ đô Bắc Kinh. Vào năm 1962, hơn 300 cán bộ ngành lâm nghiệp được cử tới Saihanba. Tại đây, họ được giao nhiệm vụ trồng cây ngay trên vùng đất sa mạc. Các cán bộ phải dựng lều trại ngay trên vùng đất khô cằn, tự trồng lương thực. Suốt gần 6 thập kỷ, nhiều thế hệ cán bộ lâm nghiệp khắc phục khó khăn, giữ vững niềm tin có thể trồng cây trên sa mạc. Và giờ đây, thành quả đã tới khi sa mạc khô cằn ngày nào trở thành thảm rừng rộng 7400 ha. Diện tích rừng phủ khắp khu vực rộng lớn này tới 80%. Những nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương tại Saihanba đã được ghi nhận. Năm 2017, họ vinh dự nhận giải thưởng Trái đất do Liên Hợp Quốc trao tặng. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV