Biến hoa bỏ đi thành nước hoa, xà phòng, phân hữu cơ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 29, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 143)

    Số lượng hoa bỏ đi trong các nghi lễ tôn giáo tại Ấn Độ rất lớn, gây ra những vấn đề môi trường không hề nhỏ.

    Hoa cúc, hoa hồng, hoa cẩm chướng và nhiều loại hoa thơm khác thường được sử dụng tại các đền thờ, chùa chiền ở Ấn Độ như là một nghi thức tôn vinh các vị thần. Sau khi sử dụng xong, những bông hoa này thường bị thả trôi sông, điều làm cho nước sông tại Ấn Độ thêm ô nhiễm.

    [​IMG]
    Hoa bỏ đi thường xuyên làm kẹt dòng nước tại Ấn Độ - (Ảnh: Internet).

    Để giải quyết vấn đề này, một Startup tại Ấn Độ đã được hình thành nhằm biến các loại hoa thải thành nước hoa, xà phòng và phân hữu cơ.

    HelpUsGreen là một công ty khởi nghiệp với số vốn ban đầu chỉ 72.000 rupee (khoảng 23 triệu đồng) hồi năm 2015. Chủ nhân của công ty này là Ankit Agarwal và người bạn thân Karan Rastogi.

    Ankit Agarwal đã mở công ty này sau khi bỏ việc ở công ty an ninh mạng Symantec, điều ban đầu đã khiến gia đình anh rất sốc.

    Tuy nhiên, thanh niên lớn lên ở Kanpur này đã thấy sông Hằng bị đầu độc bởi hàng đống hoa bỏ đi từ các ngôi đền thờ và muốn giúp xã hội giải quyết vấn đề này.

    Đến nay, sau 3 năm hoạt động, Startup HelpUsGreen đang rất thành công và có kế hoạch xây thêm hai nhà máy mới trong năm nay để mở rộng hoạt động. Với hai nhà máy mới, công ty này có thể xử lý 38 tấn hoa bỏ đi mỗi ngày, trở thành những mặt hàng có ích.

    Ngoài việc kinh doanh, HelpUsGreen còn là một doanh nghiệp xã hội khi nó giúp phụ nữ Ấn Độ có việc làm. HelpUsGreen tuyển dụng khoảng 80 phụ nữ tại cơ sở Kanpur và cung cấp cho họ những lợi ích thiết thực như quỹ tiết kiệm, bảo hiểm y tế, xe đưa rước...

    Hiện tại, công ty đang trong quá trình phát triển thương hiệu và những người sáng lập đã quyết định giảm một nửa giá sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của khách hàng.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Biến hoa bỏ đi thành nước hoa, xà phòng, phân hữu cơ

Share This Page