Colombia dùng drone phun thuốc diệt cây coca để ngăn chúng được tổng hợp thành cocaine

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 24, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 135)

    Chúng ta thường nghe đến sử dụng drone để chụp được các hình ảnh từ trên cao hay gần đây là sử dụng trong việc giao hàng hay giao các vật phẩm y tế ở các vùng sâu vùng xa. Dưới bàn tay của chính phủ Colombia thì drone lại có thêm 1 tính năng mới theo phương pháp "seek and destroy", dò tìm và phun thuốc trừ sâu lên các diện tích trồng cây coca để chiết xuất ra cocaine.

    Theo báo cáo của chính phủ mới của tổng thống Ivan Duque, hiện tại họ đang sử dụng 10 drone có mang theo glyphosate, một dạng thuốc diệt cỏ cực mạnh, để phun xuống các nơi trồng cây coca, kết quả ban đầu cho thấy kết quả khả quan khi các drone này đã tiêu diệt được hàng chục hecta trồng cây coca bất hợp pháp.

    Cây Coca là loài cây bụi, có tên khoa học là Erythroxylon coca, thường mọc thành bụi hoặc thân mộc ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới (ở độ cao từ 500 đến 2000 mét trên mực nước biển). Lá cây Coca có thể thu hoạch trong 20 năm.

    [​IMG]
    Sử dụng drone sẽ giúp chính phủ xử lý nhanh và chính xác hơn khi phun thuốc diệt cây coca.

    Lá cây Coca thường được nhai sống hoặc nấu thành nước chè tươi như để uống. Theo truyền thống văn hóa của các nước khu vực Nam Mỹ, người dân ở đây thường nhai lá cây Coca cùng với một ít tro kiềm làm chất kích thích ngon miệng và tăng cường khả năng chịu đựng khi sống ở trên độ cao. Từ lá cây Coca chiết xuất được Cocaine.

    Cao bột nhão coca là sản phẩm công đoạn đầu tiên của quá trình chiết xuất cocaine từ lá ccca. Trong thành phần bột nhão coca có chứa khoảng 50 – 90% sufat cocaine và tạp chất độc tính như kerosen và axit sunfuric. Đây là những chất được sử dụng trong quá trình chế biến các sản phẩm của cocaine.

    Trong khoảng những năm từ 2001 đến 2012, diện tích trồng cây coca đã giảm đáng kể nhờ vào chiến dịch sử dụng máy bay phun thuốc diệt cỏ xuống các nơi trồng giống cây này. Tuy nhiên từ sau năm 2012 do WHO cảnh bảo glyphosate có khả năng gây ung thư nên Colombia cũng đã giảm dần sử dụng và đến năm 2016 là cấm hoàn toàn việc phun thuốc glyphosate. Và theo như báo cáo thì chính vì cấm sử dụng thuốc diệt cỏ mà diện tích trồng cây coca bất hợp pháp từ gần 80.000 hecta năm 2012 đã vọt lên khoảng hơn 200.000 hecta vào năm 2017.

    Việc sử dụng drone sẽ giúp chính phủ xử lý nhanh hơn và chính xác hơn bởi drone sẽ chỉ bay là là ở trên các cây coca, vì thế nên khi phun thuốc diệt cỏ sẽ chính xác hơn rất nhiều so với việc sử dụng dạng phun từ tầm cao của máy bay.

    Tuy nhiên việc sử dụng drone cũng dấy lên nguy cơ sẽ xảy ra nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và những người trồng cây coca hơn bởi trên thực tế khả năng chịu tải trọng để chứa thuốc diệt cỏ của drone rất nhỏ, không thể nào có màn rải thuốc trắng trời như bằng máy bay, theo tính toán chỉ bằng 1/80 so với máy bay. Và như theo những gì người đại diện của một tổ chức đại diện cho những người trông coca cho biết thì về phía các nông dân họ đã chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ có nhưng va chạm với bên cảnh sát.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Colombia dùng drone phun thuốc diệt cây coca để ngăn chúng được tổng hợp thành cocaine

Share This Page