Giả thuyết này liên quan tới một câu chuyện mà ai ai cũng biết. Nhưng có thực sự là như vậy không? "Cô bé quàng khăn đỏ" hẳn là câu chuyện không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Trong truyện, khi sói giả làm bà của khăn đỏ, trước thắc mắc của cô bé về ngoại hình khác lạ, nó đã trả lời: "Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn, tai bà to để nghe cháu rõ hơn", sau đó thì nhanh chóng nuốt chửng cô bé tội nghiệp. Bỏ qua chi tiết kinh dị lúc sau đi, đây mới là chi tiết ta cần chú ý đây: Liệu có đúng là kích thước tai có ảnh hưởng đến khả năng thính giác của chúng ta không? Liệu kích thước tai có ảnh hưởng đến khả năng thính giác? Câu trả lời là không. Đầu tiên, với các loài động vật, kích thước tai không phải là tiêu chí cần thiết để đánh giá khả năng nghe của động vật. Đơn cử như loài dơi và chuột chinchillas. Cả hai đều có đôi tai lớn nhưng phạm vi tần số âm thanh lại rất khác nhau. Dơi có thể nghe thấy từ 2.000 đến 110.000 hertz (Hz), trong khi chuột chinchillas chỉ có thể phát hiện 90 đến 22,800 Hz. Dơi có thể nghe thấy từ 2.000 đến 110.000 hertz. Và ở hầu hết các động vật có tai lớn, điều này có ích trong việc làm mát cơ thể hơn là nhận biết âm thanh. Cùng là voi, nhưng voi châu Phi lại có một đôi tai lớn hơn voi châu Á rất nhiều. Đôi tai khổng lồ này giúp chúng tản nhiệt cơ thể - một thuộc tính hữu ích trong khí hậu nóng ẩm như châu Phi. Tai voi giúp tản nhiệt cơ thể chứ không phải giúp nghe rõ hơn. Với con người cũng tương tự như vậy. Phần bên ngoài của tai, hay còn gọi là loa tai có hai mục đích chính: để bảo vệ ống tai và để cho âm thanh truyền vào trong tai. Dù kích thước tai có thế nào, thì cả hai chức năng này đều không có gì khác biệt cả. Mặc dù loa tai đóng một vai trò khá quan trọng, nhưng các bộ phận có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghe lại nằm sâu bên trong tai, ví dụ như các tế bào lông tai. Dù cho có là "tai to mặt lớn" hay "tai lá mít" thì chức năng cũng đều giống nhau cả. Những thụ thể âm thanh này giúp truyền tín hiệu thính giác đến não, vì vậy chúng ở sâu tai trong. Nếu bạn cần thêm bằng chứng rằng khả năng nghe không hề liên quan tới kích thước tai, hãy xem xét điều này: Khi chúng ta lớn lên, tai cũng phát triển về kích cỡ, nhưng khả năng nghe lại thường giảm. Trong 50 năm, tai người trung bình tăng khoảng 1cm. Trong khi đó, mất thính giác liên quan đến tuổi lại gia tăng liên tục, với khoảng 1/3 số người lớn bị mất thính lực đáng kể khi lớn tuổi. Những căn cứ khoa học này đã đủ thuyết phục bạn chưa? Vậy là dù cho có là "tai to mặt lớn" hay "tai lá mít" thì chức năng cũng đều giống nhau cả mà thôi! Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV