Ung thư tụy giết chết nhiều người nổi tiếng thế giới

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 18, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 148)

    Ung thư tuyến tụy không phát triệu chứng ở giai đoạn đầu mà chỉ biểu hiện ra ngoài khi đã trở nặng, nên rất nguy hiểm. Ngày 16/8, "nữ hoàng nhạc soul" Aretha Franklin trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76 sau thời gian chiến đấu với ung thư tuyến tụy. Sự ra đi của bà khiến người ta một lần nữa đặt ra câu hỏi: Tại sao ung thư tuyến tụy lại nguy hiểm đến vậy?

    [​IMG]

    "Nữ hoàng nhạc soul" Aretha Franklin vừa qua đời vì ung thư tuyến tụy. Ảnh: Newyorker,

    Theo CNN, trước Aretha, nhiều người nổi tiếng khác cũng qua đời vì ung thư tuyến tụy như Steve Jobs, nhà sáng lập Apple và bốn thành viên gia đình cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Tại Mỹ, ung thư tuyến tụy là dạng ung thư khiến nhiều người chết thứ ba sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ mắc bệnh đối với nam là một trên 63, đối với nữ là một trên 65. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính mỗi năm, nước này có 55.440 người mắc ung thư tuyến tụy, trong đó 44.330 tử vong.

    Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào tuyến tụy, cơ quan nằm sau dạ dày, bắt đầu sinh sôi vượt tầm kiểm soát và tạo thành khối u. Bệnh được chia làm hai loại: ung thư tuyến tụy thần kinh nội tiết và ung thư tuyến tụy thần kinh ngoại tiết, trong đó ung thư tuyến tụy thần kinh ngoại tiết mà cụ thể là ung thư biểu mô tuyến phổ biến hơn cả. Các khối u này nguy hiểm hơn khối u thần kinh nội tiết nhưng nếu phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật.

    Tới nay, khoa học chưa xác định chính xác nguyên nhân ung thư tuyến tụy mà chỉ đưa ra các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm hút thuốc, tuổi tác, chủng tộc và tiền sử gia đình. Càng già đi, con người càng dễ mắc ung thư tuyến tụy. 90% bệnh nhân trên 55 tuổi và độ tuổi chẩn đoán trung bình là 71. Đàn ông có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao hơn phụ nữ, nhiều khả năng do thói quen hút thuốc lá. Ngoài ra, người Mỹ gốc Phi bị ung thư tuyến tụy nhiều hơn người Mỹ da trắng.

    [​IMG]

    Nhà sáng lập Apple Steve Jobs cũng ra đi vì ung thư tuyến tụy. Ảnh: Addicted 2 Success.

    Ung thư tuyến tụy đặc biệt nguy hiểm bởi nó không phát triệu chứng lúc còn ở giai đoạn đầu, thời điểm điều trị tốt nhất. Hầu hết người bị ung thư tuyến tụy chỉ biết vấn đề của mình khi bệnh đã trở nặng với biểu hiện vàng da, đau bụng. Từ tuyến tụy, khối u có thể lan sang tấn công gan.

    Khoảng 95% trường hợp mắc ung thư tuyến tụy sẽ tử vong. Tỷ lệ sống thêm năm năm của bệnh nhân ung thư tuyến tụy thần kinh nội tiết dao động 50-80%. Con số này ở người bị ung thư tuyến tụy thần kinh ngoại tiết dạng biểu mô tuyến chưa đầy 5%.

    Theo Viện Ung thư Mỹ, nếu chưa di căn, ung thư tuyến tụy thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ. Trường hợp căn bệnh đã lan rộng, y bác sĩ ưu tiên chăm sóc giảm nhẹ nhằm nâng cao chất lượng thời gian sống còn lại cho bệnh nhân.

    Một số loại thuốc có thể hỗ trợ người bị ung thư tuyến tụy thần kinh nội tiết song gây ra nhiều tác dụng phụ như các vấn đề ở phổi và hô hấp, nhiễm trùng hoặc suy thận, thậm chí tử vong.

    Để ngăn chặn ung thư tuyến tụy lan rộng, đôi khi, bệnh nhân được tiến hành ghép gan như trường hợp của Steve Jobs năm 2009. Nhiều chuyên gia tin rằng cấy ghép là phương thức chữa trị ung thư và kéo dài tuổi thọ song trên thực tế, thuốc chống đào thải lại khiến những tế bào ung thư sót lại phát triển nhanh hơn. Một nghiên cứu của châu Âu cho thấy phần lớn người bị ung thư tuyến tụy tái phát bệnh sau khi ghép gan.

    Hiện các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về cách khối u tuyến tụy phát triển và lan rộng. Bên cạnh đó, họ cũng tìm hiểu những phương thức sàng lọc và điều trị hiệu quả. Trong lúc chờ đợi kết quả, mỗi người cần tự bảo vệ bản thân bằng việc không hút thuốc lá, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đi khám định kỳ.

    Minh Nguyên

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ung thư tụy giết chết nhiều người nổi tiếng thế giới

Share This Page