Hoàng đế dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều phi tần nhưng chỉ thực hiện đại hôn lễ duy nhất với chính cung hoàng hậu nên buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và cầu kỳ. Các hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc sở hữu tam cung lục viện, thất thập nhị phi tần, nhưng cả đời chỉ kết hôn một lần (Đại hôn lễ). Tuy nhiên, nếu hoàng hậu bị phế truất thì hoàng đế có cơ hội tổ chức lại Đại hôn lễ. Quang cảnh lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự thời Mãn Thanh và Hoàng hậu. Để trở thành mẫu nghi thiên hạ, một cô gái phải trải qua 6 lễ cơ bản như những gia đình bình thường, gồm: Lễ Nạp Tài, Lễ Vấn Danh, Lễ Nạp Cát, Lễ Nạp Chưng, Lễ Thỉnh Kỳ và Lễ Thân Nghinh. Quang cảnh hôn lễ của Hoàng đế Đồng Trị thời Thanh. Hoàng đế triều Minh, Thanh thường tổ chức hôn lễ tại cung Khôn Ninh. Đây là tòa nhà thứ ba trong khu hậu cung ở Tử Cấm Thành. Thời nhà Minh nó là cung cấm của hoàng hậu, thời nhà Thanh nó là nơi động phòng của hoàng đế. Cung Càn Thanh và Khôn Ninh có chức năng và tên gọi đối lập nhau. Càn chủ dương đối với Khôn chủ âm. Thanh và Ninh đều mang nghĩa ổn định, an lạc và may mắn. Cung Càn Thanh là nơi vua điều hành chính sự, cung Khôn Ninh là phòng hôn sự. Phòng tân hôn của hoàng đế và hoàng hậu sau đám cưới có màu đỏ. Khác với dân thường, phòng tân hôn của hoàng đế không phải là phòng cũ của ông và cũng không phải là phòng ngủ lâu dài của cặp đôi sau này. Hoàng hậu hoặc các phi tần ở lại cung hoàng đế trong ba ngày sau đám cưới. Sau ba ngày này, có thể nhiều cung phi không bao giờ gặp lại hoàng đế nữa. Nghi lễ đón hoàng hậu vào cung diễn ra rất long trọng và cầu kỳ. Cô dâu ngồi kiệu qua các cổng Thiên An Môn, Ngọ Môn để vào hậu cung, trong khi các cung phi khác chỉ được vào cung từ cổng sau của Tử Cấm Thành, tức Thần Vũ Môn. Phòng tân hôn của hoàng hậu và hoàng đế sang trọng hơn phòng tân hôn của dân thường. Đỏ là màu chủ đạo trong phòng. Người ta dán chữ Song Hỷ vàng và đôi câu đối chúc mừng hạnh phúc, treo "Màn chữ Bách" và bày "Chăn chữ Bách" trên giường (là tấm màn và chăn thêu hàng trăm hình trẻ con vui đùa). Rèm thêu hình đôi long phượng song hỷ, thể hiện hy vọng "đông con đông cháu, hiện diện ở đầu giường". Một nghi lễ không thể thiếu là "giao bôi tửu". Thời nhà Thanh, sau khi hoàng hậu vào động phòng, hoàng đế mới từ cung Càn Thanh tới cung Khôn Ninh. Sau khi gỡ khăn trùm đầu của hoàng hậu, hai người ngồi trên giường long phượng, uống "giao bôi tửu" và nghe tiếng hát chúc phúc bên ngoài. Ly rượu giao bôi bằng ngọc của hoàng đế và hoàng hậu. Cặp đèn song hỷ là vật dụng không thể thiếu trong các đám cưới cổ truyền ở Trung Quốc. Đại hôn lễ chỉ dành cho hoàng đế, do đó nếu một hoàng tử kết hôn rồi mới trở thành hoàng đế thì không hưởng những vật dụng xa hoa và những nghi lễ long trọng và vô cùng tốn kém. Một bảo bối Như ý vối chữ Song Hỷ trong đám cưới. Như Ý là một món đồ trang sức của phụ nữ mà các phi tần rất yêu thích, với hy vọng gặp may mắn và hạnh phúc. Thời nhà Thanh, Đại hôn lễ của của Hoàng đế Đồng Trị năm 1872 "ngốn" của ngân khố 11 triệu lượng bạc. Đám cưới của Quang Tự diễn ra vào năm 1889, khi đời sống khó khăn hơn, nhưng cũng tiêu tốn 5,5 triệu lượng. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV