Thời mà cái màng mỏng manh ấy còn được coi như một tiêu chí đánh giá phụ nữ, người ta đã nghĩ ra đủ cách để kiểm tra trinh tiết một cô gái, rùng rợn có, bí ẩn cũng có. Vào thời phong kiến xưa kia, ở châu Á, đặc biệt là tại Trung Hoa thì người ta rất đề cao giá trị của một khuê nữ. Ngoài tính cách dịu dàng, giỏi giang việc thêu thùa nội trợ, trinh tiết cũng là một yếu tố quan trọng được dùng để đánh giá các nữ nhân có hoàn toàn thanh sạch, xứng đáng là "con gái nhà lành" hay không. Có bao giờ bạn tự hỏi, vào thời đó khi y khoa chưa phát triển như ngày nay thì người xưa đã làm cách nào để kiểm tra trinh tiết của một người phụ nữ hay không? Các câu trả lời dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn bất ngờ. Bà đỡ "nghiệm thân" Thời xưa, bà đỡ ngoài chức năng giúp những người phụ nữ lâm bồn vượt cạn thành công còn kiêm luôn chức vụ "nghiệm thân" tức là kiểm tra sự trong trắng của một nữ nhân nào đó nếu được yêu cầu. Tất nhiên, bà đỡ là người gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với cơ thể cũng như là hiểu rõ những nơi "nhạy cảm" trên người người phụ nữ nhất, vì vậy việc bà có thể biết được cô gái nào còn trinh tiết hay không thông qua quá trình xem xét, kiểm tra cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, đôi khi việc "nghiệm thân" này còn được giao cho bà mối. Cuốn "Kiến sinh văn" từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc "nghiệm thân" (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của "Tạp dư bí tân". Trong sách có miêu tả lại sự việc Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh từng phải kiểm tra thân thể trước khi được tấn phong để có thể đảm bảo rằng sau này nàng có mang thì bào thai đó chắc chắn phải là long chủng của Hoàng đế. Xem tướng mạo Việc xem tướng mạo từ xưa đến nay vốn thịnh hành như một phương pháp tiên đoán tương lai hay phần số của một người thông qua vẻ bề ngoài. Và nguồn gốc của xem tướng thì không đâu khác chính là từ Trung Hoa xưa. Tuy nhiên, thời xưa, việc xem tướng không chỉ bao gồm chức năng "tiên tri" đoán vận mệnh như trên mà còn dùng để kiểm tra sự trinh bạch của một người con gái thông qua ngũ qua tướng mạo. Đặc biệt, phần đuôi mắt của một nữ nhân chính là thứ phản ánh rõ nét nhất việc cô ấy có còn trinh nguyên hay không. Những người tinh thông về tướng mạo thời xưa cho rằng, nếu một cô gái còn trinh thì đuôi mắt cô ta sẽ có màu hồng hoặc hơi đỏ, tất nhiên đây là màu tự nhiên chứ không hề qua các lớp trang điểm. Và ngược lại, nữ nhân nào đã trao thân cho đàn ông thì đuôi mắt sẽ có màu đen. Việc tướng mạo phần nào phản ánh sự trong trắng của một người phụ nữ thậm chí còn ghi lại trong nhiều tài liệu cổ. Chẳng hạn như trong "Cổ kim đồ thư tập hành" cho rằng: "Tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa, đích thị là xử nữ. Ngược lại, cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ ắt là kẻ phong trần". Hoặc trong một nguồn sử liệu khác thì nói: "Đàn bà, con gái mà đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má cũng cắn ngón tay, vô cớ chỉnh quần áo, lúc ngồi hay rung đùi… ắt là đã từng tư thông". Thủ cung sa thực chất chỉ là một vết chấm đỏ trên tay người phụ nữ. Đây là một phương pháp kiểm tra trinh tiết phụ nữ từ xa xưa ở Trung Hoa mà đến tận ngày nay nó vẫn gây không ít tranh cãi, bởi thủ cung sa thực chất chỉ là một vết chấm đỏ trên tay người phụ nữ được làm từ cơ thể loài thạch sùng xay nhuyễn sau khi cho ăn chu sa. Tất nhiên những thứ này hoàn toàn chẳng liên quan gì đến việc một người phụ nữ còn trinh hay không. Nhưng sử sách chép lại rằng, khi chấm thủ cung sa lên cơ thể của một cô gái, nếu cô ấy là một xử nữ (tức là còn trinh) thì vệt đỏ sẽ không bao giờ biến mất. Ngược lại nếu cô ấy đã mất đi trinh trắng thì thủ cung sa lập tức nhạt màu và biến mất. Tương tự như thủ cung sa, thì trong cuốn "Phòng thuật huyền y trung kỵ" có chép lại một loại thuốc khác cũng mang chức năng kiểm tra trinh tiết được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng tin dùng để giám sát hành vi của các phi tần, tránh việc họ "léng phéng" sau lưng mình. Thành phần của loại thuốc gồm có "mật đà tăng", "càn son", "chu sa". Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi. Huyết ngọc xử nữ Phương pháp này còn "hoang đường" hơn là thủ cung sa. Đây là phương pháp cũng gây tranh cãi không kém phương pháp thủ cung sa trên, thậm chí còn "hoang đường" hơn nữa. Theo đó, thời xưa khi muốn kiểm tra trinh tiết của một nữ nhân người ta sẽ trích lấy vài giọt máu của cô gái đó rồi thả vào trong nước, nếu giọt máu không tan mà ngưng đọng thành từng giọt trông giống hòn ngọc thì nữ nhân ấy là một xử nữ. Ngược lại nếu giọt máu tan nhanh trong nước chứng tỏ cô ấy đã không còn trong trắng. Phương pháp này từng được ghi chép trong cuốn "Trùng minh man lục" của học sĩ Thái Thành Tử thời nhà Thanh thông qua một câu chuyện ngắn như sau. Chuyện kể rằng có một người con gái lúc đầu bị nghi là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay, giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc. Sau đó họ mới tin rằng con dâu mình đã bị oan. "Lạc hồng" "Lạc hồng" được hiểu đơn giản là máu của người phụ nữ còn trinh nguyên sau đêm tân hôn. Theo đó, thời xưa sau đêm động phòng hoa chúc, tân lang và gia đình nhà trai sẽ kiểm tra tấm vải trắng trên giường đã chuẩn bị từ trước, nếu tấm vải thấm máu đỏ hồng thì trước khi cưới tân nương vẫn còn vẹn nguyên trinh bạch, còn không thì cô ấy đã giao phó ngọc thể của mình cho một người đàn ông khác từ lâu. Có lẽ "lạc hồng" chính là phương pháp đơn giản để kiểm tra trinh tiết của một nữ nhân thời xưa nhưng việc này cũng tồn tại một số mặt trái gây nhiều phiền toái cho phụ nữ, bởi nếu không có "lạc hồng’" sau đêm động phòng thì tân nương và gia đình nhà gái sẽ bị chỉ trích nặng nề. Trong khi đó, có hay không có việc chảy máu sau đêm tân hôn đôi khi không liên quan gì đến trong trắng của một người phụ nữ. Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là "không còn trong trắng". Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách. Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục. "Phún đế phong" "Phún đế phong" được hiểu nôm na là gió hắt hơi, theo đó người ta sẽ giám định việc một nữ nhân còn trinh nguyên hay không phụ thuộc vào luồng gió toát ra từ "nơi nhạy cảm" khi cô ấy hắt hơi. Đây có lẽ là phương pháp kiểm tra sự trinh tiết kỳ quặc nhất ở đất nước Trung Hoa xưa. Khi dùng phương pháp này, cô gái cần kiểm tra sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc nội y. Sau đó sẽ có người đốt giấy hoặc thổi khói lên mũi, dùng hạt tiêu hay bất kỳ thứ gì có thể gây hắt hơi. Và trong lúc hắt hơi "phần nhạy cảm" của cô gái đó sẽ thổi ra một luồng gió. Nếu luồng gió đó mạnh, làm chậu than đỏ ửng lên, tro bụi bay lên cao thì cô ấy sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại nếu luồng gió yếu ớt, không làm tro than có phản ứng gì mạnh thì cô ấy sẽ được khẳng định là còn trinh bạch. Tính thực hư của những phương pháp thử nghiệm trinh tiết này, cho đến giờ vẫn gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự thật là nó phản ánh tư tưởng khắt khe trong việc đánh giá phụ nữ thời xưa, do ảnh hưởng nặng nề nhân sinh quan của nam giới. Cùng với những phương pháp thử nghiệm trinh tiết này, những hình phạt ghê rợn dành cho phụ nữ khi họ chẳng may trao thân cho đàn ông, bị làm nhục (cưỡng bức), hoặc ngoại tình... thời xưa cho thấy nỗi đau, nỗi bất hạnh của phụ nữ thời đại xưa. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV