Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 14, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 127)

    Các bạn nữ nếu thường xuyên bị đau bụng khi có kinh nguyệt thì có thể nghĩ đến khả năng bị lạc nội mạc tử cung. Đây là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân mỗi lần hành kinh. Hơn nữa, bệnh còn gây ra nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

    Lạc nội mạc tử cung là gì?


    Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ buồng tử cung, nằm trên bề mặt tử cung và ngăn cách với lớp cơ tử cung. Lớp niêm mạc này chịu tác dụng hoạt động của estrogen trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Mỗi kì kinh nguyệt, do quá trình thụ thai không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bị bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh. Song vì các nguyên nhân khác nhau, các mảnh vụn của lớp nội mạc này bị chảy ngược trở lại vào ống dẫn trứng hay lên đến buồng trứng. Khi những niêm mạc này ở ngoài buồng tử cung thì được gọi là lạc nội mạc tử cung. Khi bị tắc lại ở các bộ phận ngoài tử cung, các mảnh vụn sẽ bám vào nơi đó và bắt đầu phát triển, gây viêm nhiễm và chảy máu. Trong một vài trường hợp, các mảnh vụn nội mạc còn có thể xâm nhập đến những vùng xa hơn trong khoang bụng như khu vực quanh ruột hay bàng quang.

    Tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản và ít gặp ở những phụ nữ đã mãn kinh. Độ tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao nhất là trong khoảng từ 30 – 40 tuổi, song bệnh có thể xuất hiện ở các bé gái từ 8 tuổi trở lên. Theo thống kê tại Mỹ, trung bình có từ 6 – 10% nữ giới bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Tại Anh, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người đang gặp phải tình trạng này.

    Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung


    Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng có một số tác nhân được đề cập đến. Nhiều giả thiết đưa ra như cơ chế trào ngược máu kinh, bẩm sinh, tăng sinh tế bào nội mô tử cung… vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

    [​IMG]
    Lạc nội mạc tử cung thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản và ít gặp ở những phụ nữ đã mãn kinh.

    • Trong lúc hành kinh, một số máu có thể trào ngược lại ống dẫn trứng và vào ổ bụng. Hệ miễn dịch ở một số phụ nữ sẽ phản ứng lại và tạo ra các đáp ứng miễn dịch. Bình thường, khi hành kinh, tử cung có những cơn co bóp nhẹ từ thân xuống cổ tử cung để đẩy huyết kinh và những niêm mạc tử cung bong ra ngoài, nhưng ở một người nào đó lại có những cơn ngược khi hành kinh nên đẩy huyết kinh ngược lên và huyết kinh này tràn vào vòi trứng và ổ bụng. Trong huyết kinh này có những tế bào nội mạc tử cung còn "tươi" nghĩa là vừa bong ra "chu du" khắp ổ bụng đến chỗ nào thì dừng lại và phát triển rồi cũng chịu sự tác dụng của estrogen hàng tháng nên to lên, nhưng khác với khi những tế bào này trong tử cung là được bong ra và tống xuất ra ngoài thì trong ổ bụng chúng làm thành những kén không bong ra mà ngày càng to lên. Khi càng có nhiều niêm mạc vào ổ bụng thì càng tạo nên nhiều ổ lạc nội mạc tử cung.
    • Tuyến giáp có vấn đề cũng làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
    • Các yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng khả năng bị lạc nội mạc tử cung. Khoa học đã chứng minh mẹ bị lạc nội mạc tử cung thì con gái cũng có khả năng bị.
    • Một khả năng khác là trong giai đoạn phát triển phôi thai, các tế bào nội mạc tử cung có thể rơi ra ngoài tử cung và đến các cơ quan xung quanh.
    • Lạc nội mạc tử cung còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nhưng cơ chế chính xác thì mọi người vẫn chưa biết.
    • Có giả thuyết cho rằng trong cơ thể có những tế bào dự trữ bỗng nhiên có một ngày phát triển và biến thành những ổ lạc nội mạc tử cung, hoặc do di sản của những tế bào nguyên thủy của vòi tử cung khi thai ra đời.
    • Khi mổ lấy thai (thường gặp) hoặc can thiệp vào lòng tử cung (can thiệp phụ khoa) làm cho niêm mạc tử cung rơi vào ổ bụng mà gây nên lạc nội mạc tử cung.

    Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch của bạn có vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung, gây ra lạc nội mạc tử cung. Hơn nữa, bạn có thể bị bệnh khi các tế bào vùng bụng và vùng chậu có thể bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung, hay các tế bào nội mạc tử cung đã được hình thành sẵn bên ngoài tử cung khi bạn còn là thai nhi.

    Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến toàn bộ ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến bạn khó mang thai.

    Triệu chứng thường gặp


    Các triệu chứng chính của bệnh là những cơn đau ở vùng chậu, vùng lưng dưới và vùng bụng dưới. Những cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn vào mỗi kì kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, các biểu hiện như đau ruột, đầy hơi và buồn nôn khi đau hay các vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, khó tiêu...) khi có kinh nguyệt cũng là các dấu hiệu phổ biến của bệnh.

    Một triệu chứng điển hình khác của lạc nội mạc tử cung là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như đau đớn, chu kỳ kéo dài và ra máu nhiều. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không ổn định, lượng kinh thất thường thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Rất nhiều phụ nữ thậm chí không phát hiện ra bệnh cho đến khi bị phát hiện vô sinh.

    Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

    • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
    • Đau thắt lưng và đau bụng;
    • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
    • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt;
    • Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
    • Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
    • Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
    • Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt;
    • Đau trước và trong kì kinh;
    • Vô sinh;
    • Mệt mỏi;
    • Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
    Lạc nội mạc tử cung có thể có thai không?


    Lạc nội mạc tử cung gây nên tình trạng viêm nhiễm làm dính vùng tiểu khung, hai vòi tử cung bị xoắn vặn hoặc bị viêm gây xơ cứng khiến sự di động bị hạn chế hoặc mất đi, không đón được noãn khi phóng ra từ buồng trứng (hay gọi là trứng rụng).

    Khi lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng sẽ phá hủy tổ chức của buồng trứng, đương nhiên phá hủy luôn các nang noãn hoặc do viêm nhiễm và dính với buồng trứng dầy lên ngăn cản sự phóng noãn. Khi nội mạc tử cung nằm trong thành vòi tử cung sẽ làm cho vòi tử cung kém mềm mại ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng hoặc noãn, thậm chí nếu to sẽ ngăn cản hoặc là bít làm tắc lòng vòi tử cung mà gây vô sinh. Khi nội mạc tử cung trong thành tử cung sẽ làm biến đổi môi trường buồng tử cung làm cho phôi (nếu noãn đã được thụ tinh) sẽ chết. Tình trạng viêm dính nhiều trong ổ bụng làm hạn chế hoặc ngăn cản di động của vòi tử cung.

    Một số yếu tố có thể dẫn tới vô sinh do lạc nội mạc tử cung:

    • Ống dẫn trứng rất nhỏ và rất dễ bị tắc nghẽn. Bất cứ chướng ngại nào cản trở trứng đi dọc theo ống dẫn trứng đều có thể gây vô sinh.
    • Những vết dính xung quanh có thể ngăn chặn sự di chuyển của trứng dọc theo ống dẫn trứng, đồng thời ngăn cản tinh trùng tìm đến trứng.
    • Những dây dính có thể làm xê dịch vị trí vòi trứng và buồng trứng trong vùng chậu.
    • Phần nội mạc tử cung bị lạc có thể che phủ toàn bộ buồng trứng, ngăn cản trứng rụng vào ống dẫn trứng.
    • Khi nội mạc tử cung xuất hiện trong tử cung sẽ gây ra chảy máu. Tương tự, khi nó ở trên buồng trứng, kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Nếu không có cách nào lấy ra, phần máu cũ có thể tạo thành những túi chứa máu trên buồng trứng và làm ảnh hưởng quá trình rụng trứng.
    • Những chất tiết ra do viêm nhiễm ở vùng chậu đều có thể gây bất lợi cho tinh trùng cũng như cản trở trứng vào tử cung. Cũng có khi những chất này ảnh hưởng chính các tế bào nội mạc tử cung, dẫn đến một số vấn đề trong lúc thụ thai và quá trình phát triển sớm của phôi.
    • Ở một số người, quá trình rụng trứng có thể bị gián đoạn. Nếu số trứng ít và rụng trứng bất thường, thì khả năng thụ thai sẽ giảm theo.
    • Lạc nội mạc tử cung sẽ làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng phát triển.

    Chỉ khoảng 1/3 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung là gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Trên thực tế, chỉ khi nào các sẹo lớn và dính mới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, cũng có nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung và vẫn có thai được bình thường. Một số người thì được định bệnh sau khi đã có con. Mặc dù vậy, lạc nội mạc tử cung vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ vô sinh. Tuy một số phụ nữ có thể có thai được nhưng kết quả không cao vì sự phát triển của khối lạc nội mạc tử cung thường tỉ lệ thuận với thời gian mà khả năng có thai lại tỉ lệ nghịch với thời gian. Nếu khối nội mạc tử cung bé và ít (mức độ nhẹ) thì tỉ lệ có thai cao, còn khối to, nhiều, dính ổ bụng thì khả năng có thai khó khăn hơn.

    Cách điều trị và phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung


    Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để đối với căn bệnh này. Các phương pháp chữa trị hiện tại được đưa ra chỉ nhằm làm giảm đau đớn cho người bệnh và giảm tình trạng phát triển của lạc nội mạc tử cung. Thông thường, những người mắc bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giúp cân bằng hormone, nhưng những thuốc này không thể trị triệt để bệnh và sẽ mất tác dụng khi ngừng dùng. Đồng thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hại như mãn kinh sớm, khô âm đạo, giảm mật độ xương, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Trong trường hợp nặng nhất, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc cắt bỏ tử cung.

    Nếu không thể chịu được các cơn đau, bạn chỉ cần thực hiện liệu pháp hormone giảm lượng estrogen trong cơ thể để làm mẫu mô co lại. Tuy nhiên, nếu đang có ý định mang thai, bạn có thể đồng thời điều trị vô sinh và phẫu thuật.

    Nếu chỉ bị đau nhẹ, không có dự định mang thai hoặc gần tới giai đoạn mãn kinh, bạn có thể không cần điều trị. Có thể sử dụng thuốc bao gồm biện pháp tránh thai bằng hormone để ngăn chặn tiến triển của lạc nội mạc tử cung, hoặc thuốc kháng viêm để giúp bạn kiểm soát cơn đau. Khi những cơn đau của bạn càng ngày càng dữ dội hơn hoặc các thuốc kể trên và các thuốc kháng viêm không steroid không có tác dụng, bạn nên thử liệu pháp hormone mạnh hơn.

    Nếu liệu pháp hormone mạnh vẫn không có tác dụng hoặc các cơ quan khác bị ảnh hưởng, thì bước tiếp theo chính là phẫu thuật. Các khối nội mạc tử cung lớn và mô sẹo sẽ bị loại bỏ khi phẫu thuật. Các phẫu thuật này sẽ là một hoặc nhiều ca phẫu thuật nội soi, lấy các tế bào nội mạc tử cung đồng thời giúp gỡ dính với các cơ quan xung quanh, đưa chúng về vị trí bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhất là các trường hợp bệnh nặng. Một số nghiên cứu cho thấy phẫu thuật thậm chí còn làm giảm khả năng có thai nhiều hơn.

    Khi mổ lấy các túi máu dính trên buồng trứng có thể lấy nhầm mô buồng trứng. Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng về sau, nó còn dẫn đến nguy cơ mãn kinh sớm. Việc bóc tách các tế bào nội mạc luôn có rủi ro nên đòi hỏi kinh nghiệm và sự chính xác cao. Phẫu thuật nào cũng có biến chứng nhưng nhiều người vẫn chấp nhận rủi ro để được có con và giảm các cơn đau.

    Một cách điều trị thông dụng là dùng thuốc làm ngưng rụng trứng. Có thể dùng thuốc ngừa thai dạng uống hoặc các loại hormon phối hợp có chứa progesterone.

    Một số người đã có đủ con và cuộc sống bị xáo trộn nhiều do lạc nội mạc tử cung, họ có thể chọn phương pháp cắt bỏ tử cung. Đây là giải pháp cuối cùng và cần nhắc kỹ lưỡng khi mà các triệu chứng quá ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày.

    Những biện pháp phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung

    • Thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình: Hãy để ý đến độ ổn định về thời gian, lượng máu kinh nguyệt cũng như các cơn đau trước và trong khi hành kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
    • Vệ sinh vùng kín hàng ngày để giữ khu vực này luôn sạch sẽ, khô ráo. Bạn cũng nên chú ý không tác động mạnh vào sâu bên trong âm đạo để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong có thể gây viêm nhiễm.
    • Luôn giữ lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt cần tránh tình trạng béo phì. Bạn cũng nên tránh xa rượu và các chất kích thích như caffeine. Những biện pháp này giúp duy trì sự cân bằng của estrogen - một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào nội mạc tử cung.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Share This Page