Những câu chuyện về thâm cung bí sử Trung Hoa luôn là chủ đề hấp dẫn với bất cứ ai. Thậm chí đến cả chuyện “chăn gối” của Hoàng đế cũng phải tuân thủ theo những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ gợi mở một phần đời sống tình dục vô cùng nguyên tắc của các vị vua Trung Quốc thời xưa. Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa Ta đều biết rằng, bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau và điều này hoàn toàn được cho phép dưới thời phong kiến Trung Hoa, bởi niềm tin mãnh liệt rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài. Truyền thuyết từng đồn đại rằng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng - một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó. Dưới thời phong kiến Trung Hoa, người ta tin rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài. Đến thời nhà Tùy, vị vua cuối cùng của triều đại khi đó là Tùy Dạng Đế (581-618) từng có bên mình 1 hoàng hậu, 2 thái phi, 6 ngự thiếp, 72 bà tần và hơn 3000 cung phi hầu hạ, tuy vậy từng đó là chưa đủ để thỏa mãn dục vọng của vị Hoàng đế "hoang dâm" này. Theo một sử gia trong triều đình ghi chép lại thì Tùy Dạng Đế thường bắt cóc các bé gái chưa đến tuổi vị thành niên và đặt vào một chiếc ghế được chế tạo đặc biệt, với cái tên mĩ miều là "ghế trinh tiết". Ngay khi ngồi lên chiếc ghế này, các móc khóa sẽ được bung ra để trói chặt tay chân của cô gái tội nghiệp, đồng thời miếng đệm phía dưới sẽ được nâng lên vừa đủ sao cho Hoàng đế có thể dễ dàng ban phát "đặc ân" cho cô gái đó. Với cường độ và số lượng lớn như vậy, việc sắp xếp một cách quy củ lịch sinh hoạt "phòng the" của Hoàng đế được coi là một nhiệm vụ tối quan trọng, nhằm đảm bảo long thể cho người đứng đầu đất nước. Quy trình này dưới thời nhà Thanh được thực hiện bởi một cơ quan riêng biệt có tên gọi là Kính Sự phòng. Cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, chuyên phụ trách ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua. Vị vua cuối cùng của triều đại khi đó là Tùy Dạng Đế (581-618) từng có bên mình 1 hoàng hậu, 2 thái phi, 6 ngự thiếp, 72 bà tần và hơn 3000 cung phi hầu hạ. (Ảnh minh hoạ). Vì lý do đó, những chiếc đồng hồ đo lịch đầu tiên đã được người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 10, mặc dù chúng không phải được dùng với mục đích chính là theo dõi thời gian. Thay vào đó, họ sử dụng những chiếc đồng hồ này để lên lịch, xác định tần suất cũng như thời gian biểu cho cung tần mĩ nữ vào hầu hạ hoàng thượng. Thái giám sẽ chịu trách nhiệm trông coi cũng như đánh dấu vào thời gian biểu sau mỗi lần Hoàng đế thị tẩm bằng mực đỏ châu sa của triều đình. Quản lý cung tần mĩ nữ bằng hệ thống phân cấp Để quản lý số lượng cung tần mĩ nữ hầu hạ hoàng thượng, một hệ thống sắp xếp phẩm cấp được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý. Dưới thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc khác nhau giống hệt với các quan đại thần, với Hoàng hậu được coi là cấp cao nhất chỉ sau hoàng thượng. Các phi tử khác sẽ lần lượt được liệt vào danh sách tương ứng với vị trí cũng như vai trò của mình: Dưới thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc khác nhau giống hệt với các quan đại thần, với Hoàng hậu được coi là cấp cao nhất chỉ sau hoàng thượng. Chính nhất phẩm là phu nhân bao gồm có: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi. Chính nhị phẩm gồm có cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu ái, Tu nghi, Tu dung, Tu ái, Sung nghi, Sung dung, Sung ái. Chính tam phẩm gồm có Tiệp dư, Chính tứ phẩm gồm có Mỹ nhân, Chính ngũ phẩm có Tài nhân 3 cấp, mỗi cấp 9 người hợp thành thống nhất gọi là nhị thập thất thế phụ. Chính lục phẩm gồm có Bảo lâm, Chính thất phẩm là Ngự nữ, Chính bát phẩm là Thái nữ gồm ba cấp, mỗi cấp có 27 người hợp thành gọi là bát thập nhất ngự thê. Để quản lý số lượng cung tần mĩ nữ hầu hạ hoàng thượng, một hệ thống sắp xếp phẩm cấp được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý. Với một bậc phẩm cấp này sẽ có mức đãi ngộ cũng như bổng lộc khác nhau. Thời gian các mỹ nữ có cơ hội được diện kiến hoàng thượng cũng sẽ dựa trên một thước đo đặc biệt: đó chính là tuần trăng. Thời xưa, đối với văn hóa Trung Quốc cũng như văn hóa các quốc gia Á Châu khác, độ tuổi của con người không được tính từ lúc mới sinh, mà được tính từ khi người mẹ bắt đầu phát hiện dấu hiệu của sự mang thai. Và theo quan niệm của triều đình phong kiến Trung Hoa, thời điểm thích hợp nhất để một người phụ nữ thụ thai chính là đêm trăng lên cao và sáng nhất, bởi khi đó âm khí người con gái sẽ đạt đến mức độ nhất định để vừa đủ hòa hợp với dương khí của Hoàng đế. Lúc này bào thai sẽ được cho là hội tụ đủ những đức tính tốt đẹp nhất của một vị quân vương tương lai. Chính vì lý do này mà hoàng hậu và các thái phi thân cận khác thường sẽ được sủng ái và hầu hạ hoàng thượng vào những đêm trăng tròn nhất. Còn với các phi tần khác sẽ lần lượt được diện kiến Hoàng đế vào những ngày còn lại của tháng, theo thứ tự tuyến tính, với mục đích đơn giản là sử dụng âm khí của mình để nuôi dưỡng phần dương khí bên trong long thể hoàng thượng. Việc sắp xếp này được định trước ngày 15 hàng tháng, và tuân theo thứ bậc. Điều này có nghĩa là từ ngày 1 đến đêm rằm của ngày 15, các phi tần từ bậc chính bát phẩm cho đến hoàng hậu sẽ luân phiên thay nhau "thị tẩm" cùng hoàng thượng và sau ngày 15 thì thứ tự này sẽ được đảo ngược trở lại. Hoàng hậu và các thái phi thân cận khác thường sẽ được sủng ái và được nhận đặc ân là hầu hạ hoàng thượng vào những đêm trăng tròn nhất. (Ảnh minh hoạ). Điều này được ghi chép lại một cách vô cùng tỉ mỉ trong bộ Kinh Lễ của triều đại nhà Chu (1120-256 TCN), trong đoạn có viết: "Tì nữ cấp bậc thấp kém hơn sẽ được ưu tiên hầu hạ trước rồi mới đến các thái phi và hoàng hậu. Tổng số 81 cung tần được bố trí thị tẩm cùng hoàng thượng trong 9 ngày liên tiếp, mỗi ngày lần lượt một nhóm 9 người được vào. Tiếp đến 9 ngự thiếp và 3 thái phi sẽ được hoàng thượng ân sủng theo nhóm trong một đêm, cuối cùng mới đến hoàng hậu. Quy trình này sẽ kết thúc vào đêm trăng rằm của ngày thứ 15 trong tháng, sau đêm này tất cả sẽ được hoán đổi theo thứ tự ngược lại". Con đường gian nan đến với "long sàng" Hoàng thượng thường giữ cho mình một vài cái tên mĩ nữ mà mình đặc biệt yêu mến và sủng ái, tất cả những cái tên ấy sẽ được khắc vào các tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Hễ nhà vua có nhã hứng muốn thị tẩm thì ngài sẽ lật tấm kim bài có tên cung tần được lựa chọn lên. Một thái giám sẽ bước đến nhận lấy tấm kim bài do vua ban và bắt đầu công tác chuẩn bị cho công việc. Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ đến phòng nghỉ của cung tần được sủng ái, cởi bỏ y phục của cô gái để chắc chắn không có bất cứ hung khí nào được giấu bên trong, trước khi cõng vị phi tử này trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Từ lúc này, phi tử phải tự mình "bò" lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung. Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ đến phòng nghỉ của cung tần được sủng ái, cởi bỏ y phục của cô gái, trước khi cõng vị phi tử này trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Trước khi thị tẩm, thái giám bên ngoài sẽ hỏi hoàng thượng có muốn "lưu hay không lưu", nhằm chuẩn bị cho bước kế tiếp. Nếu là "không lưu" thì có thể cho phép phi tần được lui ra hoặc cho họ uống thuốc tránh thai để phòng ngừa rủi ro. Nếu là "lưu" thì trong suốt thời gian giao hoan ấy, thái giám tổng quản sẽ luôn túc trực và ghi chép lại ngày giờ để sau này có thể đối chứng xem liệu đứa con của phi tử sinh ra có phải là cốt nhục của hoàng thượng hay không. Về thời gian giao hoan, để đảm bảo long thể cho Hoàng đế, thái giám cũng được phép đứng bên ngoài réo liên tục để Hoàng đế được biết mà kết thúc công việc theo đúng quy định. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV