"Sóng điệp khúc" có thể tạo ra âm thanh như tiếng chim hót du dương nhưng cũng có thể bắn ra những electron "sát thủ" tấn công tàu vũ trụ thăm dò sao Mộc. Sóng điện từ bí ẩn trên mặt trăng lớn nhất của sao Mộc – Ganymede – vừa được tàu vũ trụ Galileo của NASA ghi nhận được. Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phân tích dữ liệu về sóng này và đặt tên cho nó là "chorus waves", tức "sóng điệp khúc". Cận cảnh mặt trăng lớn nhất của sao Mộc - (ảnh: NASA). Lý do sử dụng từ chorus – thuật ngữ chỉ phần điệp khúc trong một bài nhạc – là vì nếu một làn sóng tương tự lan tỏa trên trái đất, con người chúng ta có thể nghe thấy nó như một bản nhạc du dương được tạo nên từ tiếng hót líu lo của những loài chim buổi bình minh. Đồng thời, nó có thể tạo nên ánh sáng huyền ảo nhiều màu trên bầu trời đêm. Nhưng với các nhà khoa học không gian, loại sóng có cái tên đẹp đẽ này là một mối đe dọa. Nó phóng thích vô số những electron "sát thủ" vào không gian, có thể làm hư hỏng tàu vũ trụ. Sóng điệp khúc được mô tả là "dữ dội bất thường". Theo giáo sư – tiến sĩ Yuri Shprits, đến từ Trung tâm Helmholtz ở Potsdam (Đức), sóng điệp khúc được tạo nên một phần do từ trường mạnh mẽ của sao Mộc và các mặt trăng quay quanh nó. Sóng điệp khúc ước tính mạnh hơn hàng triệu lần so với các loại sóng từ trường tìm thấy trên Trái đất của chúng ta. Đồng tác giả Richard Horne thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh giải thích thêm rằng chỉ cần một phần nhỏ của sóng điệp khúc thoát khỏi vùng không gian gần xung quanh mặt trăng Ganymede, chúng có thể tăng tốc, tạo ra các hạt năng lượng rất cao, phóng thích các electron di chuyển với tốc độ cực nhanh trong từ trường của sao Mộc. Đó chính là các electron "sát thủ" mà tàu vũ trụ thăm dò sao Mộc của loài người nên cẩn thận. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV