Bạn vẫn hay thấy những chú ngựa khịt mũi dù không vì lý do gì? Nguyên nhân ẩn chứa đằng sao tiếng khịt ấy hóa ra là cách loài ngựa đang thể hiện cảm xúc vui mừng hoặc buồn bã của chúng. Chúng ta đều biết rằng, những con ngựa truyền đạt rất nhiều thông tin thông qua tai và mắt của chúng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp, tiếng khịt mũi của ngựa phát ra thực chất là một cách truyền đạt cảm xúc của chúng. Theo kết luận nghiên cứu, âm thanh khịt mũi nhiều khả năng là biểu hiện cho trạng thái hạnh phúc và yên bình của một con ngựa. Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Rennes, Pháp đã thực hiện nghiên cứu trên 48 con ngựa được chia thành 3 nhóm. Trong đó, hai nhóm được thả trong đồng cỏ được quây rào và ăn các khối cỏ. Nhóm còn lại được thả trên một cánh đồng cỏ lớn, không bị hạn chế. Theo Mother Nature Network, họ quan sát thấy những con ngựa khịt mũi khi chúng đang trong trạng thái tích cực, tức đang trên một cánh đồng cỏ. Hai nhóm ngựa bị giữ trong chuồng khịt mũi gấp 2 lần khi chúng được thả trên đồng cỏ. Thậm chí những con ngựa còn khịt mũi nhiều hơn gấp 10 lần khi chúng được thả trên những đồng cỏ có nguồn thức ăn mới. Không có sự khác biệt về tuần suất khịt mũi giữa ngựa đực và ngựa cái hoặc độ tuổi của chúng. Alban Lemasson, một nhà sinh lý học thuộc Đại học Rennes kiêm đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ với tờ Gizmodo: "Bị cô lập trong một thời gian dài không phải điều những con ngựa thích thú. Chúng thích được ăn cỏ nhiều giờ liên tục, không phải ba bữa một ngày. Ngựa cũng thích đi dạo ngoài trời. Việc bị nhốt trong chuồng nhiều giờ dường như gây cảm giác khó chịu cho chúng". Video cho thấy một con ngựa khịt mũi khi nó được tung tăng đi dạo ngoài cánh đồng. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học học thuộc Bộ phận Phúc lợi và Đạo đức động vật tại Viện Khoa học Nông nghiệp ETH Zurich, Thụy Sỹ đã phát hiên ra rằng, mỗi khi ngựa hí đều tạo ra hai tần số độc lập, mỗi tần số lại truyền đi một thông tin về cảm xúc khác nhau của con ngựa. Trưởng nhóm nghiên cứu Elodie Briefer chia sẻ: "Mỗi tần số đều cho biết cảm xúc tích cực hay tiêu cực trong khi, một vài tần số lại thể hiện rõ sức mạnh của cảm xúc". Để có được những phát hiện thú vị này, các nhà nghiên cứu đã phải thử nghiệm trên 20 nhóm ngựa khác nhau bằng cách đưa chúng vào một loạt các tình huống tích cực và tiêu cực. Sau đó, họ sử dụng camera và micro để để ghi nhận phản ứng của mỗi con ngựa khi một con ngựa bị loại khỏi nhóm và sau khi đưa nó trở lại. Nhóm cũng đo cả nhịp tim, hơi thở và nhiệt độ da của mỗi con ngựa với mục đích giải mã thứ âm thanh mà chúng vẫn hay giao tiếp với nhau. Dựa trên kết qua nghiên cứu cho thấy, những cảm xúc tích cực thường đi kèm với một tiếng hí ngắn hơn. Tần số âm thanh trong những tiếng hí ngắn cũng thấp hơn và ngựa cũng thường hạ thấp đầu. Khi muốn chuyển tải cảm xúc tiêu cực, tiếng hí sẽ dài hơn và tần số âm thanh cao hơn. Ngoài việc nắm được cảm xúc nào là tiêu cực và tích cực, các nhà nghiên cứu có thể đánh giá được cường độ của từng trạng thái cảm xúc. Bằng cách tính toán các yếu tố như tỷ lệ hô hấp, chuyển động cơ thể và tần số cao hoặc thấp trong tiếng hí của ngựa, nhóm nghiên cứu có thể đánh giá cường độ cảm xúc của chúng. Mặc dù vậy, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách loài ngựa tạo ra hai tần số cơ bản này như thế nào. Họ chỉ đưa ra giả thuyết, chúng tạo ra hai dạng hí thông qua một dạng rung động không đồng bộ của dây thanh âm. Bất cứ ai từng có dịp chăm sóc ngựa đều biết rằng, tiếng hí của ngựa có thể lúc cao, lúc thấp và đôi khi tiếng hí đó còn dựa vào tình huống mà con ngựa phải đối mặt. Các nhà khoa học Thụy Sỹ tin rằng, thông tin hữu ích này sẽ giúp những người chăn ngựa, bác sỹ thú y có thể hiểu rõ hơn về hành vi của một con ngựa, qua đó chăm sóc tốt hơn cho chúng. Nghiên cứu trên nằm một phần trong đại dự án của các nhà khoa học trong việc xem xét hiệu quả thuần hóa. Họ đang tìm hiểu cách thức biểu lộ cảm xúc của động vật đã thuần hóa và động vật hoang dã khác nhau ra sao. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV