Một hóa thạch “rồng kì diệu” đã được tìm thấy ở Trung Quốc có thể viết lại lịch sử sự tiến hóa của những quái thú lớn nhất từng rong ruổi trên Trái đất. Tên của loài thú ăn cỏ khổng lồ này có nghĩa là “con rồng kì diệu đến từ Linh Vũ” – địa danh ở Trung Quốc nơi tìm thấy hóa thạch. Hình vẽ mô tả Lingwulong. Loài khủng long này, được cho là dài khoảng 17,5m, là họ hàng gần của những người khổng lồ hiền lành khác gồm Diplodocus và Brontosaurus và có lẽ thuộc về nhóm khủng long sauropod. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, các chuyên gia đã tìm thấy các khúc xương ở Linh Vũ thuộc tám đến mười cá thể Lingwulong. Điều quan trọng về những phát hiện này là nó có nghĩa rằng nhóm khủng long sauropod, từng được cho là xuất hiện khoảng 160 triệu năm trước, đã tiến hóa sớm hơn dự kiến 15 triệu năm. Đồng tác giả nghiên cứu Paul Upchurch, một nhà cổ sinh vật học đến từ Đại học Luân Đôn, cho biết: “Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng tất cả các loài khủng long sauropod cao cấp xuất hiện khoảng 160 triệu năm trước và nhanh chóng đa dạng hóa và tản ra khắp hành tinh trong thời gian ngắn có lẽ chỉ khoảng năm triệu năm. Tuy nhiên, việc phát hiện Lingwulong có nghĩa rằng giả thuyết này là sai và hiện giờ chúng tôi phải nghiên cứu với ý tưởng rằng, thật ra, nhóm khủng long này và các dòng bộ phận chính của nó xuất hiện sớm hơn và chậm rãi hơn”. Theo tác giả chính Xing Xu đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc, Lingwulong có lẽ đã sống trong môi trường ấm và ẩm, nhiều thực vật. Hóa thạch được tìm thấy ở Linh Vũ, Trung Quốc - (Ảnh từ Xing Xu). Chúng có lẽ đã ăn các loài thực vật như cây lá kim và cây dương xỉ, và vì cổ chúng sẽ không được dài như các loài sauropod khác, có lẽ chúng ăn những cây mềm, thấp bằng bộ răng giống răng lợn của mình. Vì phát hiện được rất nhiều bộ xương khủng long cùng chỗ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, Lingwulong là động vật bầy đàn. Trước đây, không có phát hiện nào khác về nhóm sauropod ở Đông Á vì người ta cho là chúng tiến hóa sau Pangea – một siêu lục địa cổ đại chiếm phần lớn diện tích đất liền – do đứt gãy, từ đó bắt đầu hình thành các lục địa như ta biết ngày nay. Tiến sĩ Xu chỉ ra: “Các phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng Đông Á vẫn nối liền với các lục địa khác vào thời kỳ đó”. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV