Vi khuẩn kháng kháng sinh hiện đang là một cơn ác mộng mà loài người đang và sẽ phải đối mặt trong những thập kỷ sắp tới. Và như để mọi chuyện xấu đi, thì một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra thông tin cực kỳ không tốt. Đó là các loại gene kháng thuốc hiện nay đang lan tỏa qua đường không khí. Khuẩn kháng thuốc là cơn ác mộng sắp tới của loài người. Vi khuẩn phát tán gene qua đường không khí? Bằng cách nào? Trước tiên, cần hiểu rằng vi khuẩn không chỉ phát tán gene thông qua việc nhân bản (hay còn gọi là chuyển gene dọc, từ mẹ sang con). Chúng còn có thể phát tán bộ gene của chúng theo trục ngang, mà cụ thể là vi khuẩn nhân bản, sau đó "tặng" gene của mình cho cá thể khác bằng một cơ quan phụ mang tên "pilus" (hoặc pili). Vấn đề là ở chỗ với cơ chế phát tán trục ngang, vi khuẩn không nhất thiết phải còn sống. Chúng chỉ cần phát tán bộ gene vào môi trường dưới dạng các gói ADN. Vi khuẩn khác đi ngang qua sẽ tóm lấy và tổng hợp thành đột biến. Trước kia, cơ chế này không được khoa học chú ý đến, thậm chí còn cho rằng nó không có thực. Nhưng mới đây, quá trình này đã được ghi lại lần đầu tiên, và nhờ thế các chuyên gia mới biết rằng các gói ADN kia có thể dễ dàng phát tán qua không khí, giúp vi khuẩn lan truyền gene của mình trên diện rộng. Và điều này cũng có nghĩa rằng vi khuẩn với gene kháng thuốc có thể dễ dàng làm điều tương tự, đẩy con người đến gần hơn với cơn ác mộng ấy. Để kiểm chứng, các chuyên gia từ ĐH Peking (Bắc Kinh) đã thử khảo sát thành phần không khí ở một số khu vực. Kết quả, ở đâu cũng có gene của khuẩn kháng thuốc. Cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2017, nhóm đã xét nghiệm thử 30 loại gene kháng thuốc tại 19 thành phố trên toàn thế giới, trong đó có San Francisco, Paris, Melbourne. Kết quả, Bắc Kinh (Trung Quốc) và Brisbane (Úc) là 2 nơi có nhiều loại gene kháng thuốc nhất. Tuy nhiên về nồng độ, San Francisco lại trội hơn cả. Báo cáo về các loại gene kháng thuốc trong không khí tại các thành phố lớn. Theo các chuyên gia, hít thở khí có gene kháng thuốc cũng đồng nghĩa với việc đưa gene này vào cơ thể. Vi khuẩn trong phổi sẽ nhanh chóng tóm lấy chúng, tạo ra một bộ gene mạnh hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. "Với khả năng phát tán trong không khí, ngay cả những vùng xa xôi, hẻo lánh chẳng bao giờ dùng đến thuốc kháng sinh cũng có thể bị nhiễm" - nhóm nghiên cứu cho biết. Đặc biệt, nhóm cũng tìm thấy gene kháng vancomycin - loại kháng sinh được xem là cứu cánh cuối cùng của loài người để điều trị tụ khuẩn cầu - cũng đã xuất hiện ở 6 thành phố. Dù chỉ với nồng độ nhỏ, nhưng thông tin ấy cũng thực sự đáng lo ngại. Việc này có liên quan đến quá trình xử lý nước thải ở gần bệnh viện và khu vực chăn nuôi gia súc. Tại sao các khu vực ít ô nhiễm không khí vẫn có vi khuẩn trong đó? Các chuyên gia tin rằng, việc này có liên quan đến quá trình xử lý nước thải ở gần bệnh viện và khu vực chăn nuôi gia súc. Nước thải ở các khu vực này có thể chứa kháng sinh trong đó, và nếu vi khuẩn sống sót được thì tức là chúng đã hình thành gene kháng kháng sinh. Khi nước bay hơi, hơi nước sẽ mang theo các gói ADN kháng thuốc của vi khuẩn, và từ đó phát tán sang các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia, vấn đề ở đây là câu chuyện kháng thuốc đã luôn không được đánh giá đúng tầm nghiêm trọng, nhất là tại các vùng xa xôi, hẻo lánh. Vậy nên, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV