Tại sao người ăn đường thì lên cân còn chuột lại không?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 23, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 152)

    Loài chuột ăn chất béo sẽ tăng cân như con người, nhưng khi ăn đường thì lại không tăng cân. Các nhà khoa học sẽ hé lộ lý do cho chúng ta.

    Thực hiện những thí nghiệm trên một số con chuột với chế độ ăn uống khác nhau ở từng con, các nhà khoa học đã nhận ra rằng loài gặm nhấm này tăng cân nhanh chóng khi ăn chất béo như người, nhưng tình trạng tương tự lại không diễn ra khi chúng ăn nhiều đường.

    Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên loài chuột, còn mối liên quan giữa nó với sự trao đổi chất ở người vẫn là một vấn đề khác. Tuy vậy, điều này đặt ra vấn đề về sự ảnh hưởng của đường đến cân nặng của con người.

    [​IMG]
    Chuột ăn đường nhưng không tăng cân, trong khi con người ăn nhiều đường sẽ dễ bị béo phì. (Ảnh: Mert Gulle/Unsplash).

    Carbonhydrate hoặc là thứ hủy hoại sức khỏe, hoặc là thứ giúp nạp thêm năng lượng, tùy vào mục đích mà chúng ta sử dụng. Cũng như vậy, chất béo không chỉ làm chúng ta béo phì mà còn giúp thay đổi ngoại hình ở người gầy, là tùy vào mục đích mà chúng ta sử dụng.

    Để nghiên cứu rõ ràng về các chất dinh dưỡng và sự trao đổi chất trong cơ thể người, điều đơn giản nhất là khiến một người nào đó chỉ được nạp vào hoặc chất béo, hoặc carbonhydrate hay protein trong suốt thời gian dài. Phản ứng của cơ thể người đó sau một thời gian là kết quả rõ ràng cho nghiên cứu.

    Nhưng những khía cạnh về đạo đức sẽ không cho phép chúng ta làm như vậy. Ta không thể ép buộc một người hoặc một nhóm người dù cho họ là tình nguyên viên ăn uống theo một thực đơn hạn chế như vậy trong suốt hàng năm dài. Do đó, những nghiên cứu này vẫn còn rất ít.

    Vì vậy, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Aberdeen và Đại học Khoa học Trung Quốc đã sử dụng động vật, mà cụ thể là loài chuột, để thay thế con người trong những nghiên cứu về chất dinh dưỡng và sự trao đổi chất của cơ thể.

    Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 30 chế độ ăn khác nhau có sự chênh lệch về tỷ lệ chất béo, carbonhydrate và protein và áp dụng lên gần 1.000 con chuột. Mỗi con chuột trong bài thử nghiệm sẽ ăn theo chế độ như vậy trong suốt 3 tháng liên tục. Thức ăn được bày sẵn như chúng ta dự tiệc buffet.

    Sử dụng máy ảnh, máy lập bản đồ cơ thể, các nhà khoa học có thể kiểm soát chặt chẽ phản ứng của cơ thể và sự thay đổi của cơ thể sau thời gian dài ăn uống hạn chế như vậy. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu thực hiện đo mức tiêu thụ năng lượng và hoạt động thể chất trên nhóm chuột.

    Sau khi phân tích và tổng hợp các số liệu, những nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên trước kết quả cuối cùng. Những con chuột bị béo phì là những con đã ăn nhiều chất béo.

    “Không phải protein hay carbonhydrate, hay những con ăn đường kết hợp với chất béo cũng không tăng cân nhanh như những con chỉ ăn chất béo. Có lẽ chất béo đã kích thích bộ não khiến cơ thể thèm ăn và ăn thêm một lượng thức ăn nhiều hơn”, John Speakman từ ĐH Aberdeen cho biết.

    [​IMG]
    Con người rất dễ lên cân nếu dùng quá nhiều đường.

    Trong khi chuột không bị tăng cân do ăn nhiều đường hay đạm, con người thì ngược lại, nghĩa là rất dễ có nguy cơ lên cân nếu dùng quá nhiều đường.

    Các nhà nghiên cứu cũng xác định được sự sinh hóa sau nghiên cứu. Họ nhận thấy những sự thay đổi tín hiệu trong não bộ liên quan đến niềm vui ăn uống, như tăng dopamine trong vùng dưới đồi của não. Chính các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ trong ăn uống, từ đó tác động đến thói quen và hành vi ăn uống của ta.

    Ngoài ra, để giải thích cho những con chuột ăn nhiều protein nhưng không tăng cân, nhóm nghiên cứu cho biết cơ thể sẽ tiếp tục ăn cho tới khi có đủ axit amin mà cơ thể cần. So sánh với người, chế độ ăn ít protein sẽ khiến ta ăn thêm và từ đó dẫn đến tăng cân.

    Nhưng vấn đề là ở chỗ, tại sao con người dùng đường thì tăng cân còn loài chuột thì không như vậy? Điều này vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu thêm, nhưng họ đặt giả thuyết về nhu cầu năng lượng của chuột và con người là khác nhau, từ đó bộ não phản ứng với các chất dinh dưỡng mà cụ thể là đường theo những cách khác nhau.

    “Đây chỉ là nghiên cứu được thực hiện trên cơ thể chuột vì loài vật này có nhiều điểm tương đồng trong sinh lý và sự trao đổi chất với người. Kết quả của nghiên cứu này không giống hoàn toàn nếu được thực hiện ở người, mà chúng ta cũng sẽ không thực hiện trên người vì rất khó để ép một người ăn uống theo chế độ như vậy trong thời gian dài”, Speakman cho biết.

    Tuy nghiên cứu này không thể áp dụng chính xác lên cơ thể người, nhưng cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về mối liên quan giữa chế độ ăn uống và cân nặng hay sức khỏe. Trước khi dùng đường hay chất bèo, hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cell Metabolism.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Tại sao người ăn đường thì lên cân còn chuột lại không?

Share This Page