Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim. Ảnh minh họa. Nguồn: Futurism. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ghép tim mới cho bệnh nhi, mà thay vào đó các bác sĩ sẽ cấy ty lạp thể (mitochondria) – lấy từ chính tế bào cơ bắp – vào trái tim bị tổn thương của bé. Quy trình thử nghiệm này, hiện đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận – theo New York Times. Mỗi tế bào của cơ thể đều chứa một ty lạp thể – cấu trúc nhỏ chuyên biệt, làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của tế bào. Nếu tế bào mất đi nguồn cung máu giàu oxy, ty lạp thể của nó sẽ chết, đồng thời kéo theo những phần còn lại cũng vì thế mà chết theo. Sự tạm ngưng đập của tim (vì bất cứ lý do gì), hay do phải trải qua phẫu thuật để điều trị dị tật, cũng rất dễ gây tổn hại đến các ty lạp thể của tế bào tim. Ngay cả nếu sống sót, các tế bào cũng sẽ rất yếu ớt, dẫn tới tim không thể hoạt động bình thường. Khả năng hồi phục hoàn toàn? Qua các nghiên cứu của mình, James McCully – nhà khoa học chuyên về tim mạch ở người trưởng thành – đã phát hiện thấy, nếu trích xuất ty lạp thể từ những tế bào cơ bụng ở lợn, rồi cấy ghép chúng lên những tế bào tim bị tổn hại (song chưa chết), thì khả năng tim của nó sẽ được phục hồi. Do đó, từ năm 2015, McCully đã hợp tác cùng Bác sĩ Sitaram Emani – chuyên khoa phẫu thuật tim trẻ em tại Bệnh viện Nhi Boston – để thử nghiệm phương pháp cấy ghép ty lạp thể đối với các bệnh nhi [sơ sinh] bị tổn thương tim. McCully đã trích xuất tới 1 tỷ ty lạp thể từ cơ bụng của một trẻ, rồi cấy chúng lên phần tim bị tổn hại nặng nhất, và kết quả là chỉ mất hai ngày để trái tim bé đập lại bình thường như bao đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm cấy ghép ty lạp thể trên tổng cộng 11 trẻ sơ sinh, 8 trong số đó đang có những tiến triển hết sức khả quan – theo New York Times. Trong khi tỷ lệ tử vong ở những trẻ cũng có tim bị tổn thương mà không được cấy ghép là rất cao, thậm chí còn lên đến 65%. Đối với 35% trẻ sống sót còn lại, đã không có bất cứ trường hợp nào được ghi nhận hồi phục chức năng tim, và khoảng một phần ba vẫn đang nằm trong danh sách chờ đợi để được cấy ghép. Vì vậy, nếu phương pháp cấy ghép ty lạp thể được chứng minh là thực sự hiệu quả, có thể nó sẽ giúp cứu sống và cải thiện cuộc đời của rất nhiều đứa trẻ vốn không có lựa chọn. Dẫu vậy, sẽ rất khó khăn để có thể tìm đủ số lượng bệnh nhi cho những thử nghiệm lâm sàng bằng kỹ thuật mới này. Vì vậy, các nhà khoa học dự định sẽ thay thế bằng những bệnh nhân trưởng thành – đang cần phẫu thuật bắc cầu hay thay van tim nhân tạo. Chuyên gia thống kê y sinh Annetine Gelijns thuộc Trung tâm Y khoa Mount Sinai (New YorK) cho biết, cuộc thử nghiệm đầu tiên có thể sẽ được tiến hành vào năm 2019. Do đó, không lâu nữa chúng ta sẽ biết chắc chắn liệu phương pháp cấy ghép ty lạp thể có thực sự là cứu cánh trong việc điều trị những tổn thương đối với tim hay không. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV