Bitcoin giống vàng hơn là tiền tệ

Discussion in 'Thị trường' started by Robot Siêu Nhân, Jul 16, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 136)

    Cho tới nay, Bitcoin có vẻ như giống với vàng, vốn cũng tăng lên theo thời gian dù trải qua một giai đoạn bong bóng và giảm mạnh vào đầu của thập niên hiện tại.


    [​IMG]

    Trong vòng 6 tháng sau khi giá Bitcoin đạt đỉnh, nó đã mất hai phần ba giá trị. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn có giá gấp ba lần so với năm 2017.

    [​IMG]
    Sự biến động là một đặc trưng của Bitcoin

    Vậy đâu là tương lai cho đồng tiền điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất này? Ở đây có ba kịch bản chính:

    1. Bitcoin chiến thắng: Bitcoin thay thế đồng USD (và có khả năng là các đồng tiền pháp định khác) trở thành đơn vị trao đổi chính trong nền kinh tế. Người ta mua pizza, trả tiền góp nhà, trả tiền thuê nhà bằng Bitcoin.
    2. Bitcoin với vai trò như vàng: các đồng tiền pháp định vẫn là đơn vị trao đổi chính ở mọi nơi ngoại trừ một vài thị trường cực kì hỗn loạn như là Venezuela. Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin vẫn rất dồi dào, nó sẽ tiếp tục tăng giá theo thời gian, tuy nhiên vẫn sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng bong bóng và đổ vỡ.
    3. Bitcoin thất bại: Bitcoin bị bỏ rơi, mất giá so với đồng USD và không bao giờ hữu dụng như một phương pháp thanh toán cho các nhu cầu hàng ngày.

    Ta có thể theo dõi xem thế giới sẽ tiến đến kịch bản nào trong ba trường hợp nêu trên bằng cách ghi nhận hai thông tin: tỷ giá của đồng Bitcoin so với USD (USD/BTC) và tỷ lệ lạm phát của đồng USD – thước đo trao đổi giữa đồng USD và các mặt hàng và dịch vụ thật khác.

    Nếu giá Bitcoin lao dốc và tiệm cận 0, đó là dấu hiệu rõ ràng kịch bản thứ ba đang diễn ra. Nếu đồng USD rớt giá so với Bitcoin và các mặt hàng và dịch vụ khác – có nghĩa là giá Bitcoin và lạm phát đều tăng – điều này báo hiệu kịch bản Bitcoin chiến thắng xảy ra. Và nếu Bitcoin tăng giá so với USD nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn thấp, có nghĩa là kịch bản thứ hai, Bitcoin có vai trò giống vàng diễn ra.

    Kịch bản thứ hai này được nhiều người tin tưởng. Vì tổng số Bitcoin được tạo ra là có hạn, đồng tiền này vốn bản chất là giảm phát, có nghĩa là nó có khả năng mang lại lợi nhuận dương giống như vàng.

    Các lý thuyết tài chính cho rằng một tài sản nếu có tỉ lệ lợi nhuận cao thì sẽ bất ổn, khiến nó khó hữu dụng để dùng như tiền. Không ai muốn chỉ từ ngày lãnh lương đến ngày đi mua sắm mà tiền lương của mình đã giảm một nửa giá trị.

    Tuy nhiên có thể thấy người ta sẽ không bao giờ hết hứng thú với Bitcoin, đặc biệt là vì tính hữu dụng của nó trong thị trường chợ đen. Dự đoán là đồng Bitcoin sẽ tiếp tục tồn tại, đồng thời trải qua nhiều lần tăng và giảm giá đột ngột, nhưng giá trị sẽ dần dần tăng cao.

    Đến nay, kịch bản Bitcoin giống vàng đã được khẳng định bởi các dữ liệu. Ta có thể thấy Bitcoin tiếp tục tăng giá nếu tính cả các đợt tăng và giảm giá đột ngột gần đây. Trong khi đó tỉ lệ lạm phát lại ở mức thấp và ổn định, cho thấy mọi người vẫn chưa từ bỏ các đồng tiền pháp định.

    [​IMG]
    CPI của Mỹ trong những năm qua.

    Cho tới nay, Bitcoin có vẻ như giống với vàng, vốn cũng tăng lên theo thời gian dù trải qua một giai đoạn bong bóng và giảm mạnh vào đầu của thập niên hiện tại.

    [​IMG]
    Giá vàng trong những năm qua.

    Tuy nhiên, Bitcoin chỉ giống vàng ở bề ngoài, đã có những tranh luận mạnh mẽ về kịch bản Bitcoin thất bại, trong đó Bitcoin bị bỏ rơi. Một trong những tranh luận này là của nhà kinh tế học Eric Budish của trường Đại học Chicago Booth, đăng trên một tờ báo với tiêu đề “Giới hạn kinh tế của Bitcoin và công nghệ Blockchain”.

    Mọi đồng tiền đều hoạt động dựa trên lòng tin – bạn phải tin rằng người vừa trả tiền cho bạn thông qua một giao dịch không gửi bạn tiền giả, hoặc bằng cách nào đó lấy lại tiền sau khi bạn đã gửi hàng cho anh ta.

    Các ngân hàng, vốn làm nhiệm vụ bảo chứng cho giao dịch các đồng tiền pháp định, đã gây dựng được lòng tin rất lớn qua thời gian, cho nên chi phí mỗi giao dịch đều rất rẻ, để trả ai đó 1 USD, bạn chỉ cần có một ngân hàng được tin tưởng rộng rãi đánh dấu giảm của bạn 1 USD và người kia tăng 1 USD, và bạn tin rằng sẽ không có vấn đề rủi ro gì có thể xảy ra.

    Trong khi đó, Bitcoin hoạt động trên một mạng lưới phi tập trung, cho nên sẽ không có một ngân hàng được tin tưởng nào – nói cách khác, lòng tin phải được thiết lập lại mỗi khi có một giao dịch mới. Sự cách tân của công nghệ blockchain giới thiệu một cách để thực hiện công việc trên thông qua một mạng phân tán các người chơi cạnh tranh với nhau, ai chứng minh được giao dịch trên là chân thực thì sẽ đạt được một phần thưởng.

    Nhưng Budish ghi nhận rằng thiết lập lại lòng tin mỗi khi phát sinh một giao dịch có thể trở nên rất đắt đỏ. Nếu bạn có thể tập trung một lượng lớn năng lực tính toán của các máy tính thì có thể chi phối cả mạng lưới blockchain, sau đó có thể tạo ra các giao dịch Bitcoin giả, từ đó lấy đồ từ người khác mà không phải trả họ gì cả.

    Budish cho thấy để ngăn chặn việc này xảy ra, phần thưởng cho các người chơi trong mạng lưới blockchain phải cao so với giá trị của vụ việc.

    Giá trị đạt được khi tấn công để đánh cắp Bitcoin có tương quan đến giá trị Bitcoin lớn nhất có thể trong một giao dịch. Điều này tức là để chi phí sử dụng Bitcoin thấp, các giao dịch phải nhỏ – nhưng khiến việc chi trả trở nên phiền phức và chậm chạp.

    Một điều còn tệ hơn nữa là bạn có thể tấn công Bitcoin để phá hoại và hủy diệt nó – có thể là để đồng tiền điện tử hoặc đồng tiền pháp định của bạn thế chỗ nó. Budish ước đoán rằng giá trị thiệt hại của loại phá hoại này có thể đạt đến một con số khổng lồ, bằng tổng giá trị của tất cả các đồng Bitcoin hiện hữu.

    Nếu Budish đúng thì đồng Bitcoin nói chung không bao giờ có thể trở nên rất có giá trị. Nếu có thể, nó cũng sẽ trở nên rất đắt đỏ để duy trì (vì đồng Bitcoin sử dụng điện năng) hoặc nó sẽ dễ tổn thương bởi các vụ phá hoại của các đối thủ.

    Nếu Budish đúng, thì tổng giá trị đồng Bitcoin sẽ có một giới hạn trên. Khi người ta nhận ra điều này, họ sẽ rời bỏ rơi Bitcoin, dẫn đến kịch bản Bitcoin thất bại.

    Cho đến bây giờ, kịch bản của Budish vẫn chưa xảy ra, dù vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tăng đột ngột lên đến 300 tỉ USD trong một khoảng thời gian ngắn cuối năm 2017. Bây giờ nguy cơ có vẻ xa xôi nhưng nếu Bitcoin muốn thay thế đồng tiền pháp định, giá trị thị trường của nó phải đạt đến 10.000 tỷ USD.

    Điểm yếu mà Budish chỉ ra có thể khiến Bitcoin không khả thi về mặt kinh tế. Nếu thế, hoặc là một đồng tiền điện tử mới sẽ chiếm chỗ nó, hoặc đồng tiền pháp định sẽ tiếp tục thống trị hệ thống tiền tệ thế giới.

    Xem thêm các tin tức khác về Bitcoin tại đây


    Theo NDH/Nhịp sống số
    Biên soạn lại bởi Blogtienao.com

    Bài viết Bitcoin giống vàng hơn là tiền tệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Blogtienao.com.
    Nguồn: Blogtienao
     
  2. Facebook comment - Bitcoin giống vàng hơn là tiền tệ

Share This Page