Tại sự kiện Industry 4.0 Summit 2018, lần đầu tiên mô hình về Micro Dragon, vệ tinh quan sát Trái Đất "Made in Vietnam" được giới thiệu đến khách tham dự. Micro Dragon được chế tạo bởi 36 kỹ sư người Việt, thuộc Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VNSC) từ năm 2013. Quá trình thử nghiệm hoàn tất trong năm 2017 và tới tháng 10/2018, Micro Dragon sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản. Micro Dragon được chế tạo bởi 36 kỹ sư người Việt. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển. Thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất. 2 camera đội phân giải 100m (cảnh ảnh 43x47km) và 3 camera độ phân giải 1km (cảnh ảnh 625x495km). Vệ tinh quan sát Trái Đất này có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50 cm, sử dụng pin mặt trời công suất 140W. Micro Dragon có cơ chế điều khiển 3 trục, tích hợp cảm biến mặt trời, cảm biến từ trường, cảm biến sao, cảm biến qyro quang, bộ thu GPS, thanh từ lực và bánh xe động lượng. Chia sẻ với VnReview, đại diện VNSC cho biết vệ tinh Micro Dragon có thể hoạt động trong khoảng 3-4 năm và có quỹ đạo bay 500km, hơn hẳn người tiền nhiệm Pico Dragon. Xung quanh Micro Dragon là gần 200 tấm pin mặt trời. Đủ để cung cấp năng lượng cho quãng đường 500km trong vũ trụ. Nói về sự cần thiết của chụp ảnh vệ tinh, đại diện VNSC cho biết mỗi năm Việt Nam mất khoảng 1,5% GDP do thiên tai. Nhưng nếu có ảnh vệ tinh, chúng ta có thể kịp thời hơn trong việc cảnh báo chính xác bão, lũ… giảm thiệt hại lớn cho GDP cũng như tính mạng của người dân. Hay như chuyện quy hoạch thành phố, nếu mỗi tháng Hà Nội được cấp cho một ảnh vệ tinh, cơ quan quy hoạch sẽ biết khu vực nào bị lấn chiếm mà không cần phải đợi báo cáo từ cơ sở; hoặc chuyện truy tìm nguồn gốc vệt dầu loang ở trên biển. "Chúng ta cần có vệ tinh riêng của mình để có thể chủ động về ảnh. Nếu như trước đây, việc mua hay xin ảnh từ nước ngoài mất khoảng 2 ngày, thì khi có vệ tinh chỉ cần 6-12 tiếng là có ảnh riêng. Ngoài ra, việc chế tạo vệ tinh tại Việt Nam sẽ kéo theo các ngành công nghệ khác như vật liệu, cơ điện tử, tự động hóa phát triển", đại diện VNSC cho hay. Các cổng kết nối phía sau. Sau Micro Dragon, theo lộ trình, Việt Nam sẽ tiến tới chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2, hai vệ tinh theo công nghệ radar tiên tiến với khối lượng khoảng 600kg, gần 12 lần MicroDragon, kích thước là 1,5m x 1,5m x 3m, tồn tại trên vũ trụ 5 năm. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV